Khi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài (thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa...) sẽ xảy ra một số biểu hiện của dị ứng phổ biến như sau:
Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa râm ran: Những vùng da khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như cổ, mặt, bàn tay, chân… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi theo phản xạ tự nhiên. Càng gãi các chấm đỏ càng lan rộng thành từng đám rồi nổi lên khắp trên da mà cơn ngứa không giảm.
Ăn uống đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C là một cách chống dị ứng thời tiết hữu hiệu.
Da bị phồng rộp hay tấy đỏ: Biểu hiện sưng phù xuất hiện nhiều nhất ở môi gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiện tượng phồng da khiến người bệnh vừa ngứa ngáy vừa khó chịu.
Viêm mũi dị ứng: Người bị dị ứng cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...
Nổi mề đay: Dị ứng thời tiết, mề đay có thể nổi khắp nơi, ban đầu rải rác sau đó lan ra toàn thân và ngứa rất khó chịu. Bệnh nhân càng gãi sẽ càng ngứa, cơn ngứa thường tăng lên vào những lúc biên độ nhiệt thay đổi mạnh.
Viêm kết mạc dị ứng thời tiết có một số triệu chứng dễ nhận biết như: Chảy nước mắt khó kiểm soát, ngứa mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt. Mắt có cảm giác rát và nhạy cảm với ánh sáng.
Khò khè, ho hoặc khó thở là các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định, tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
Để phòng ngừa các trường hợp dị ứng kể trên, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tuyệt đối không hút thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc với gió lạnh, giữ ấm cơ thể bằng cách dùng khăn quàng cổ, ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày, tránh để mũi, mặt và chân tiếp xúc trực tiếp với gió liên tục. Nếu thường xuyên dùng khẩu trang và dùng mũ bảo hiểm có kính che phía trước, vừa cản gió lại có thể tránh được nguy cơ dị ứng từ bụi bẩn, phấn hoa….
Để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, cần nạp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau quả (rau cải xanh, súp lơ, rau dền, rau ngót…). Bổ sung các
vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C. Uống đủ lượng nước cần thiết,trongi/ngày. Đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc đúng, tránh tự ý mua thuốc hoặc bất cứ loại kem bôi nào để sử dụng.