SỰ BAY HƠI
Hiện tượng chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi của chất lỏng.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Ví dụ:
1. Sự bay hơi của nước.
Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Nếu thời tiết nắng to và có gió mạnh thì nhanh thu hoạch được muối.
2. Sự bay hơi của cồn.
Khi lau nhà xong ta thường bật quạt để nước trên sàn nhà bay hơi nhanh.
SỰ NGƯNG TỤ
Hiện tượng một chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ của chất đó. Mọi chất lỏng có thể bay hơi đều có thể ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
Ví dụ:
1. Hiện tượng điểm sương: Vào ban ngày, nhiệt độ cao nên nước bay hơi vào không khí. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí ngưng tụ và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ.
2. Hiện tượng có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc nước đá.