Thứ năm, 4/8/2022, 10:54 , Lượt đọc : 30
Cân nặng được xem là thước đo sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà khiến bé tăng cân chậm làm cho ba mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cải thiện được tình trạng này cho bé, mẹ nên thực hiện đúng và đủ 8 giải pháp cho bé chậm tăng cân dưới đây.
8 giải pháp cho bé con chậm tăng cân từ chuyên gia dinh dưỡng
1. Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng
Một nguyên tắc cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, quyết định sự phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn của bé chính là cho bé ăn đủ chất và đa dạng. Chẳng hạn như trong bữa ăn cần có đầy đủ thịt, trứng, sữa, dầu mỡ, rau, củ… và mẹ nên thay đổi liên tục cách chế biến để bé ăn ngon miệng hơn, hạn chế cho bé ăn đi ăn lại một món, bởi điều này sẽ khiến trẻ khó nhận đủ chất dinh dưỡng và con tăng cân chậm , cũng như hạn chế sự hấp thụ của trẻ.
chậm
Mẹ nên cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng
2. Bổ sung lượng dầu mỡ cho bé
Trong thực đơn dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân thì dầu mỡ đóng vai trò rất quan trọng, bởi chúng cung cấp rất nhiều năng lượng tốt cho cơ thể, thậm chí còn gấp đôi chất bột và chất đạm.
Chính vì vậy, mỗi chén cơm hoặc cháo của trẻ, mẹ nên bổ sung khoảng một muỗng dầu hoặc mỡ. Đặc biệt, trong hai năm đầu đời phát triển của bé thì lượng dầu mỡ càng không nên thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của bé.
3. Không nên ép bé ăn
Khi con tăng cân chậm, và mẹ thấy bé ăn ít hoặc không ăn hết khẩu phần ăn mẹ định sẵn, mẹ không nên cố gắng ép bé ăn hết bằng được. Vì điều này đôi khi gây nên tình trạng bé bị trớ thức ăn và từ đó cảm thấy “sợ” mỗi khi nhìn thấy đồ ăn, dẫn đến con tăng cân chậm, biếng ăn sau này.
Việc ép bé ăn chỉ khiến bé thêm “sợ” khi nhìn thấy đồ ăn
Do vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn lượng vừa đủ, nếu thấy bé ăn quá ít mẹ có thể cho bé ăn thêm vào bữa phụ các đồ ăn như chuối hoặc sữa để bù đủ năng lượng, nuôi bé khỏe và giúp bé tăng cân tốt.
4. Bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài các bữa ăn
Các chất dinh dưỡng ngoài bữa ăn cũng có tầm quan trọng không nhỏ trong việc giúp bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nhanh tăng cân hơn. Chính vì vậy, ngoài các bữa ăn, mẹ cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất cho bé từ nguồn khác nhau như sữa giúp trẻ tăng cân hiệu quả giàu dinh dưỡng, sữa chua hay các loại trái cây.
Về việc lựa chọn sữa nào cho bé tăng cân thì mẹ cũng nên chú ý chọn sản phẩm sữa của những thương hiệu uy tín lâu năm. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé uống các loại men vi sinh để tăng khả năng tiêu hóa cho bé.
5. Tăng bữa ăn hàng ngày cho bé
Mẹ có thể chia khẩu phần ăn của bé tăng lên khoảng 5 - 6 bữa trong ngày
Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và tăng lên khoảng 5 – 6 bữa trong ngày, đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngăn tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.
6. Không nên tự ý mua “thuốc bổ”
Có rất nhiều loại thuốc bổ được quảng cáo tràn lan trên thị trường là rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, cho bé dùng không đúng liều lượng sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của bé.
Vì thế, cách nuôi con khỏe mạnh tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn và sự chỉ định dùng thuốc bổ tốt nhất cho bé.
7. Cho bé vận động đúng cách
Vận động thể chất giúp bé ăn khỏe và ngon miệng hơn
Các hoạt động thể chất như chơi bóng, đạp xe, vui đùa cùng các bạn đồng trang lứa cũng là giải pháp vô cùng hữu hiệu, không chỉ giúp bé tăng cường sức để kháng, giúp con phát triển chiều cao mà còn giúp trẻ ăn khỏe và ngon miệng hơn. Đặc biệt, việc này còn khiến cho tinh thần của bé luôn vui tươi và ngủ ngon hơn nữa đấy.
8. Nên cho bé đi khám dinh dưỡng
Để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bé cũng như có phương pháp điều chỉnh kịp thời, mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất để bé yêu luôn mạnh khỏe, tăng cân và giúp trẻ phát triển toàn diện.
Hy vọng với 8 giải pháp cho bé con chậm tăng cân trên sẽ giúp các mẹ có thêm bí quyết chăm con khỏe mạnh và phát triển toàn diện cũng như phòng tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em đang rất phổ biến hiện nay.