Nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
Con biếng ăn trở thành “nỗi kinh hoàng” của rất nhiều bậc phụ huynh. Bài viết này sẽ bật mí cho mẹ cách trị biếng ăn cho trẻ cực đơn giản. Nhưng trước hết, chúng ta cần tìm ra các nguyên nhân trẻ biếng ăn thường gặp.
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có trên 50% trẻ 1-6 tuổi trên thế giới mắc chứng lười ăn, biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này cũng rơi vào khoảng 20-40%. Theo thống kê sơ bộ, có đến 60% trẻ đến khám về dinh dưỡng tại viện dinh dưỡng bị mắc chứng biếng ăn.
Nhiều trẻ ăn kém đi do mắc phải một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp. Nhưng cha mẹ không phát hiện ra để điều trị bệnh cho con. Thay vào đó, ra sức ép con ăn khiến bé sợ hãi và bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, để cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân trẻ biếng ăn là vô cùng quan trọng
Các nguyên nhân trẻ biếng ăn thường gặp:
3 nguyên nhân trẻ biếng ăn thường gặp
Cách chăm sóc thiếu khoa học của cha mẹ
-
Không rèn luyện thói quen tốt khi ăn cho con
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu học và hoàn thiện kỹ năng nhai cơ bản. Nếu trong giai đoạn này, mẹ không thật sự chú tâm đến việc tạo thói quen ăn uống tốt cho bé thì con sẽ hình thành và duy trì những thói quen xấu như: ăn chậm, ngậm thức ăn, không chịu nhai…
-
Cho trẻ vừa ăn vừa chơi và treo thưởng cho bữa ăn của con
Việc bố mẹ dụ trẻ ăn bằng cách cho con vừa ăn vừa xem tivi, chơi đồ chơi hay đi ăn dong thực sự không hề giúp bé ăn nhiều hơn. Con sẽ quên mất nhiệm vụ chính của mình là ăn uống, chỉ chú tâm vào phim ảnh hay đồ chơi. Điều này sẽ khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Về lâu dài sẽ làm cho trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.
Ngoài ra, rất nhiều cha mẹ dụ con ăn bằng cách đưa ra những phần thưởng như: kẹo, bim bim, gà rán, chơi đồ chơi… Việc trao đổi như vậy sẽ không làm trẻ thực sự hứng thú với ăn uống. Điều này sẽ khiến con có suy nghĩ rằng: kẹo có giá trị hơn thịt và rau. Lâu dần hình thành thói quen chỉ khi được ăn kẹo hoặc chơi trò chơi thì trẻ mới ăn.
-
Không cho trẻ ăn đúng bữa
Việc cho trẻ ăn không đúng bữa, ăn bất kể kỳ một lúc nào con thích sẽ tạo thói quen không tốt. Việc này sẽ khiến trẻ không ăn được nhiều, bớt cảm giác ngon miệng và không hứng thú với bữa chính.
-
Chỉ cho trẻ ăn món chúng thích
Việc ưu tiên những món ăn mà trẻ thích sẽ giúp con ăn được nhiều hơn. Nhưng nếu cứ nuông chiều con và chỉ cho con ăn những món chúng thích sẽ vô tình khiến con bị thiếu dinh dưỡng. Mẹ nên kết hợp thực phẩm mà con thích với các loại thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho con. Mẹ cũng không nên cho trẻ ăn mãi món mà con thích. Bởi ăn nhiều một món liên tục cũng khiến trẻ ngán ngẩm và ăn kém đi.
-
Không cho con ăn cùng gia đình
Nhiều gia đình không cho con ăn cùng cả nhà mà cho trẻ ăn trước bữa ăn. Việc này sẽ làm bé không học được thói quen ăn uống của người lớn, không cảm nhận được không khí bữa ăn của gia đình. Cho bé ăn cùng với các thành viên trong gia đình sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn so với việc ăn một mình.
-
Cho trẻ uống quá nhiều nước
Dạ dày của trẻ còn nhỏ, uống quá nhiều nước trước hoặc trong bữa ăn sẽ khiến con bị đầy bụng và ăn ít đi. Vì vậy, trước và trong bữa ăn mẹ không nên cho trẻ uống nước hay sữa.
-
Cha mẹ không làm gương cho con
Thói quen ăn uống của bé chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Mẹ thường xuyên ăn kiêng, ăn ít thực phẩm hay bố chỉ thích ăn những món chiên rán cũng tác động không nhỏ đến con. Vì vậy, để con bớt biếng ăn, bố mẹ cũng cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng.
Ép con ăn sẽ khiến trẻ càng biếng ăn hơn (Nguồn ảnh: Internet)
Nhiều bà mẹ suy nghĩ rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt và làm mọi cách để ép con ăn bằng hết mới thôi. Đây là hành động trái nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Thêm vào đó, nó còn tạo ra áp lực khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn hơn. Thay vì ép con ăn một lúc hết một khẩu phần lớn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để con đỡ cảm thấy sợ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Ellyn Satter: “Cha mẹ chỉ có thể là người chế biến và trình bày món ăn, còn quyền quyết định ăn bao nhiêu và cho dù là không ăn đi chăng nữa sẽ thuộc về trẻ em”.
-
Đặt ra nguyên tắc cứng nhắc trong cách ăn của trẻ
Trẻ nhỏ rất thích khám phá và đồ ăn cũng có thể trở thành một đối tượng để khám phá. Đừng vì sở thích và nguyên tắc của mình mà không cho trẻ khám phá món ăn. Hãy cho trẻ tự tay bốc thức ăn, đừng mắng con vì làm đồ ăn vương vãi. Bởi hương vị của món ăn không phải là điều duy nhất đối với trẻ. Hãy để cho con tìm thấy niềm vui thích trong từng bữa ăn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ ăn theo cách chúng muốn sẽ hào hứng hơn nhiều so với việc bị ép ăn theo khuôn phép.
-
Không kiên trì tập cho trẻ ăn món mới
Nhiều bà mẹ lại chấp nhận giải pháp trẻ thích ăn gì thì chế biến món đó còn hơn là nấu món mới mà bé không chịu ăn. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Trong trường hợp này, các mẹ hãy thật kiên trì bởi để bé thích ăn một thực phẩm mới không phải là ngày một ngày hai. Hãy bắt đầu từ từ, đừng ép trẻ ăn quá nhiều mà để trẻ ăn theo nhu cầu; lặp lại vào những ngày gần kề với số lượng tăng dần.
Trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe
Khi trong người không khỏe, mệt mỏi, miệng đắng, chúng ta sẽ chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì và trẻ cũng vậy. Khi trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như: đau họng, mọc răng, sốt… thì trẻ sẽ ăn kém đi. Mẹ không phát hiện ra bệnh lý và để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bé không hứng thú với việc ăn uống nữa.
Trẻ biếng ăn do mắc một số bệnh lý (Nguồn ảnh: Internet)
Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất dễ biểu tình khiến trẻ ăn uống không được ngon miệng như bình thường. Khi bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng. Nặng hơn, trẻ có thể bị tiêu chảy, táo bón. Những triệu chứng này đều khiến trẻ mệt mỏi và không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.
Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn ít hơn và dần dần không hứng thú với việc ăn uống nữa. Do vậy, cơ chế sản sinh ra dịch và enzyme cũng ít đi khiến cho trẻ càng ngày càng lười ăn.
Mọc răng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ biếng ăn. Trong giai đoạn mọc răng, lợi có thể bị sưng, đau… khiến trẻ ăn uống không ngon miệng.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn khi mọc răng, mách mẹ cách chăm hiệu quả
Khi bị đau họng, cổ họng của trẻ sẽ bị sưng lên gây đau rát, khó chịu. Lúc này, khả năng ăn uống của trẻ sẽ giảm đi khá nhiều. Mẹ nên cho trẻ ăn những đồ lỏng, dễ ăn, dễ nuốt.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn do thiếu máu. Những trẻ có lượng sắt trong cơ thể thấp thường hay ốm yếu, mệt mỏi và khó chịu trong người, chán ăn, bỏ bữa. Trường hợp này, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé những thức ăn giàu chất sắt.
Việc sốt, phát ban, mệt mỏi sau khi tiêm vaccine cũng làm trẻ biếng ăn. Tình trạng này sẽ kéo dài sau 1 tuần là khỏi. Nhưng nếu trẻ có tình trạng sốt kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám.
Trẻ đang trong giai đoạn thay đổi sinh lý
Trong quá trình phát triển, đôi lúc trẻ phát triển khá nhanh, nhưng có lúc lại bị chững lại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần và ổn định cơ thể, chuyện ăn uống của trẻ sẽ trở lại bình thường. Bố mẹ cần quan tâm chăm sóc và kiên trì với con. Lúc này, mẹ không nên ép trẻ ăn vì có thể gây ra biếng ăn tâm lý, làm trầm trọng thêm chứng biếng ăn ở trẻ.
Trẻ biếng ăn do sinh lý (Nguồn ảnh: Internet)
Khi trẻ biếng ăn, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng để thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân, không tự tiện mua thuốc cho con uống kể cả làm theo kinh nghiệm người này người kia mách. Ngoài ra, với trẻ biếng ăn kéo dài, mẹ nên cho trẻ dùng thêm thực phẩm chức năng, giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, cải thiện tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
Giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn “dễ ợt” với siro ăn ngon thảo dược
Con biếng ăn trong thời gian dài là mối lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Sự ra đời của dòng sản phẩm siro thảo dược giúp trẻ ăn ngon tự nhiên đã giúp các bậc cha mẹ giải tỏa nỗi lo lắng này. Trong đó, Appetito Bimbi – Siro ăn ngon 3 tác động từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng hơn cả