Bé mút tay có nguy hiểm không?
Với bé từ 3-5 tháng tuổi thì việc mút tay là chuyện thường xuyên mà bố mẹ hay bắt gặp. Tuy nhiên mút không có lợi khi mà tay chứa nhiều vi khuẩn đặc biệt là các bé từ 2 tuổi trở lên còn hay mút tay là dấu hiệu không tốt.
Những ảnh hưởng của việc trẻ ngậm mút tay quá nhiều
Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé.
Khi bé mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh làm bẹp đầu ngón tay và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay. Khi bé có răng mà vấn tiếp tục có thói quen này thì rất có thể sẽ khiến ngón tay bị thương khi bé vô tình nghiến vào.
Đặc biệt, khi bé mút ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. dẫn đến việc đưa vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nếu khả năng miễn dịch của bé không tốt, rất có thể dẫn đến những bệnh truyền nhiễm. Khi tự thọc tay quá sâu vào miệng khiến bé dễ bị nôn hoặc bị trớ. Mút tay chưa rửa sạch sẽ khiến cho bé bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hóa…
Làm sao để trẻ nhỏ không bị " nghiện" mút tay