Bệnh quai bị là bệnh do virus trong tuyến nước bọt gây ra và rất dễ lây nhiễm. Nếu bạn không tiêm vắc-xin ngừa quai bị thì bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc nước bọt của người bệnh khi họ hắt hơi hay ho.
Hiện tại chưa có cách điều trị loại virus này. Thay vào đó, cách điều trị chủ yếu tập trung xử lý triệu chứng cho đến khi hệ miễn dịch đủ sức chống lại bệnh.
Bệnh quai bị thường tự khỏi trong vòng một tới hai tuần, với trẻ em thì thời gian lành bệnh từ 10-12 ngày. Thời gian để mỗi bên tuyến mang tai hết sưng là khoảng 1 tuần.
Mắc bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai có thể là mối nguy hiểm, bạn có rủi ro sảy thai cao hơn trong 12-16 tuần đầu.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị
Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.
- Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
- Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
Cách phòng bệnh:
Tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR. Vắc-xin MMR là loại vắc-xin tiêm chủng hỗn hợp sởi-quai bị-rubella. Mỗi liều tiêm chứa loại vắc-xin an toàn và hiệu quả nhất cho từng bệnh.
Cơ thể bạn được xem là miễn dịch với quai bị nếu trước đây bạn đã từng mắc bệnh này, hoặc khi đã tiêm chủng bằng vắc-xin MMR.
Nhưng chỉ một liều vắc-xin MMR không thể bảo vệ bạn an toàn trong đợt bùng phát bệnh, do đó bạn phải đảm bảo mình đã nhận đủ hai liều vắc-xin này.
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em:
- Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
- Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp… để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.
- Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả…. để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Thường xuyên theo dõi biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.