Nguyên nhân lây bệnh
Bệnh sởi thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa xuân và thường gặp ở trẻ từ 1- 4 tuổi.
Nguyên nhân trẻ em thường mắc bệnh sởi là do kháng thể của trẻ yếu nên dễ bị vi rút siêu vi sởi tấn công và gây bệnh.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan rất nhanh trong cộng động. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tuyến nước bọt nên khi tiếp trò chuyện hoặc vô tình chạm phải nước bọt của người bị sởi là có thể bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
- Trẻ bị sốt kèm theo phát ban đỏ ( cha mẹ thường nhầm lẫn với sốt phát ban)
- Sau khoảng từ 10 - 12 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, hoặc sốt cao liên tục nhiệt độ từ 39 độ C đến 40 độ C, kèm hắt hơi, sổ mũi, ho, mắt đỏ, đi ngoài.
Thông thường trẻ bị sởi những nốt ban có màu hồng nhạt, khi ấn vào có thể mất đi và nhẵn
- Sau 4 ngày bị sốt, cơ thể bé sẽ bị phát ban. Ban bắt đầu từ sau hai tai sau đó lan rộng toàn thân hoặc mọc xen kẽ giữa các khoảng da. Thông thường trẻ bị sởi những nốt ban có màu hồng nhạt, khi ấn vào có thể mất đi và nhẵn.
- Nếu ban xuất hiện thưa thớt giữa các khoảng da trên người bé thì đây là dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn nhẹ.
- Bệnh nặng là khi ban xuất hiện dày đặc trên cơ thể trẻ lan ra khắp lòng bàn tay và bàn chân.
- Sau 3 ngày phát ban, các nốt đỏ trên cơ thể trẻ sẽ bay đi để lại màu thâm. Khi ban bay hết, trẻ sẽ hết sốt và bình phục trở lại.
- Khi ban đã bay hết nhưng trẻ vẫn sốt dai dẳng kéo dài, cha mẹ cần lưu ý vì có thể trẻ bị các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm tủy, đi ngoài kéo dài, viêm phổi, các bệnh về thanh quản, loét giác mạc do thiếu vitamin A, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị tử vong.
Cách điều trị bệnh sởi
- Khi phát hiện con bị sốt cao và có dấu hiệu nêu trên cha mẹ đừng quá lo lắng mà vội vàng đưa con đến bệnh viện. Vì lúc này cơ thể trẻ rất yếu, sức đề kháng không tốt nếu nhập viện ngay dễ bị nhiễm các loại virut gây bệnh khác, hơn nữa khi trẻ bị sởi cần kiêng gió nên hạn chế ra ngoài.
- Nếu con có dấu hiệu bị sởi cần đưa bé đến bệnh viện, nhưng cha mẹ cần lưu ý cho con ăn mặc kín đáo, tránh gió.
- Trẻ bị bệnh sởi thường dùng paracetamol để giảm đau nếu cần. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự tiện mua thuốc và cho con uống mà cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với con mình.
- Cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc sữa, nước hoa quả tươi để tránh mất nước. Khi trẻ không muốn uống đừng ép con mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
Cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc sữa, nước hoa quả tươi để tránh mất nước
- Ngoài ra, mẹ nên dùng nước nhỏ mũi chuyên dụng để chống nghẹt mũi cho con. Dùng bông tăm tẩm nước muối để làm sạch mắt cho bé mỗi ngày.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, tránh để con tiếp xúc với nước lạnh. Bên cạnh đó, nên dọn dẹp nơi ở của con sạch sẽ, thoáng mát nhưng cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào sẽ ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, uống vitamin, đặc biệt là vitamin A. Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà đến khi khỏe hẳn. Nếu sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn sốt cần báo ngay với bác sĩ.
- Chú ý: Nếu chăm sóc con tại nhà tuyệt đối không được dùng vac-xin khi chưa có biến chứng.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sởi
- Người xưa cho rằng người bị sởi không được tắm, không đi ra gió vì thế khi con bị sởi cha mẹ thường không tắm rửa và vệ sinh cho bé mỗi ngày. Nhiều người dùng khắn trùm kín người con.
Đây là quan niệm sai lầm, nếu bịt kín trẻ sẽ khó hạ sốt, nhiệt độ sẽ tăng lên khiến trẻ dễ bị co giật nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh cơ thể cho con mỗi ngày để tránh vi khuẩn khác gây bệnh cho trẻ.
- Kiêng cữ ăn uống vì sợ trẻ không tiêu hóa được nhưng đây là quan niệm sai lầm. Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nếu trẻ chán ăn mẹ nên chia làm nhiều bữa và đổi món liên tục để kích thích trẻ ngon miệng hơn.
- Không vệ sinh nhà cửa nơi ở của người bệnh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác phát triển và gây bệnh. Khi trẻ bị sởi nên cách ly bé với người xung quanh để tránh lây lan cho người thân và cộng đồng. Giữ cho phòng của bé luôn thoáng mát sạch sẽ.
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ
- Đối với những trẻ dưới 9 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ chưa đủ tuổi tiêm phòng nên mẹ phòng bệnh cho con bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bổ sung vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Cho trẻ tiêm đủ 2 mũi phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm chủng
- Cho trẻ tiêm đủ 2 mũi phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm chủng, lúc trẻ 9 -11 tháng cho đi tiêm mũi đầu tiên, khi trẻ 18 tháng thì tiêm mũi còn lại. Khả năng miễn dịch với sởi ở mũi tiêm đầu tiên đạt 85%, còn ở mũi thứ hai cho hiệu quả miễn dịch cao hơn khoảng 95%.
- Cách ly trẻ với bệnh nhân bị sởi, dùng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với người bệnh.
- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, không ăn chung, ngủ chung, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
Món ăn bài thuốc cho trẻ bị sởi
Nước rau mùi
Mẹ chuẩn bị khoảng một nắm rau mùi tương đương 2,5 lạng, rửa sạch, bỏ rễ cho vào nồi cho nước xâm xấp đun sôi trong 2 phút. Sau đó chia nước làm 3 lần uống. Mẹ nên cho con uống 2 ngày đầu khi con mới phát bệnh.
Canh đậu phụ:
Nguyên liệu gồm 1 miếng đậu phụ, một bó rau mùi non, dầu ăn, gia vị các loại vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng và chiên vàng đều. Rau mùi làm sạch cho vào nồi đun sôi, khi nước sôi cho tiếp đậu vào, chờ nước sôi lại nêm nếm gia vị vừa ăn là được. Cho trẻ ăn kèm với cơm, nên ăn vào lúc đói. Lưu ý mẹ chỉ nên cho con ăn 2 ngày đầu khi con mới bị bệnh mà thôi.
Nước cỏ tranh:
Mẹ cần chuẩn bị rễ cỏ tranh khoảng 5 lạng, một ít vỏ mía tương đương 1 lạng. Cách làm như sau: Rễ cỏ tranh và vở mía làm sạch và cắt khúc nhỏ cho vào nồi đổ nước ngập và đun sôi. Dùng nước này uống 3 lần/ ngày. Tốt nhất chỉ nên uống 2 ngày khi trẻ bị phát ban kèm sốt cao khó ngủ.
Nước củ cải:
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Củ cải đường, đường phèn. Củ cải đường giã nhỏ hoặc xay lấy nước. Sau đó cho đường phèn vào nước ép củ cải và nấu cách thủy. Chia làm 2 phần uống trong ngày, nên uống 2 ngày khi trẻ bị ban và ho có đờm.
Nên cho trẻ uống nước củ cải trắng khi bị nổi sởi và ho có đờm
Nước lê tươi:
Nguyên liệu mẹ dùng 1 trái lê tươi, đường phèn 10. Lê sau khi rửa sạch, dùng dao khoét bỏ ruột cho đường phèn vào bên trong và chưng cách thủy. Khi lê đã ép lấy nước chia làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống 3 ngày ở giai đoạn bé bị mọc sởi kèm sốt cao và ho.
Cháo kê:
Bao gồm hạt kê 50 gam, đường phèn 10 gam, hạt sen 30 gam. Hạt kê cho vào nồi đổ đầy nước nấu thành cháo. Hạt sen bóc vỏ sau đó xay mịn. Khi cháo đã chín cho bột sen và đường phèn vào đảo đều, chờ cháo sôi lại bắc xuống cho người bệnh ăn lúc đói. Và nên ăn 2 lần/ ngày trong vòng 4 ngày lên tục, khi ban đã bay.
Cháo cà rốt:
Nguyên liệu gồm có: Củ cà rốt 1 khoảng 50g, khoai mài 1 củ tương đương 25g, gạo 50g, lá dâu non 10g, đường phèn 15g. Khoai mài và gạo xay nhỏ và cho vào nồi nấu thành cháo. Lá dâu thái chỉ, khi cháo nhừ cho lá dâu, đường phèn vào đảo đều, chờ nước sôi lại bắc xuống và cho bệnh nhân ăn 2 lần/ngày, nên ăn lúc đói và ăn trong vòng 5 ngày sẽ tiết nọc sởi, giảm trừ các biến chứng của bệnh sởi.
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ
- Đối với những trẻ dưới 9 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ chưa đủ tuổi tiêm phòng nên mẹ phòng bệnh cho con bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bổ sung vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Cho trẻ tiêm đủ 2 mũi phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm chủng
- Cho trẻ tiêm đủ 2 mũi phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm chủng, lúc trẻ 9 -11 tháng cho đi tiêm mũi đầu tiên, khi trẻ 18 tháng thì tiêm mũi còn lại. Khả năng miễn dịch với sởi ở mũi tiêm đầu tiên đạt 85%, còn ở mũi thứ hai cho hiệu quả miễn dịch cao hơn khoảng 95%.
- Cách ly trẻ với bệnh nhân bị sởi, dùng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với người bệnh.
- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, không ăn chung, ngủ chung, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
Món ăn bài thuốc cho trẻ bị sởi
Nước rau mùi
Mẹ chuẩn bị khoảng một nắm rau mùi tương đương 2,5 lạng, rửa sạch, bỏ rễ cho vào nồi cho nước xâm xấp đun sôi trong 2 phút. Sau đó chia nước làm 3 lần uống. Mẹ nên cho con uống 2 ngày đầu khi con mới phát bệnh.
Canh đậu phụ:
Nguyên liệu gồm 1 miếng đậu phụ, một bó rau mùi non, dầu ăn, gia vị các loại vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng và chiên vàng đều. Rau mùi làm sạch cho vào nồi đun sôi, khi nước sôi cho tiếp đậu vào, chờ nước sôi lại nêm nếm gia vị vừa ăn là được. Cho trẻ ăn kèm với cơm, nên ăn vào lúc đói. Lưu ý mẹ chỉ nên cho con ăn 2 ngày đầu khi con mới bị bệnh mà thôi.
Nước cỏ tranh:
Mẹ cần chuẩn bị rễ cỏ tranh khoảng 5 lạng, một ít vỏ mía tương đương 1 lạng. Cách làm như sau: Rễ cỏ tranh và vở mía làm sạch và cắt khúc nhỏ cho vào nồi đổ nước ngập và đun sôi. Dùng nước này uống 3 lần/ ngày. Tốt nhất chỉ nên uống 2 ngày khi trẻ bị phát ban kèm sốt cao khó ngủ.
Nước củ cải:
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Củ cải đường, đường phèn. Củ cải đường giã nhỏ hoặc xay lấy nước. Sau đó cho đường phèn vào nước ép củ cải và nấu cách thủy. Chia làm 2 phần uống trong ngày, nên uống 2 ngày khi trẻ bị ban và ho có đờm.
Nên cho trẻ uống nước củ cải trắng khi bị nổi sởi và ho có đờm
Nước lê tươi:
Nguyên liệu mẹ dùng 1 trái lê tươi, đường phèn 10. Lê sau khi rửa sạch, dùng dao khoét bỏ ruột cho đường phèn vào bên trong và chưng cách thủy. Khi lê đã ép lấy nước chia làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống 3 ngày ở giai đoạn bé bị mọc sởi kèm sốt cao và ho.
Cháo kê:
Bao gồm hạt kê 50 gam, đường phèn 10 gam, hạt sen 30 gam. Hạt kê cho vào nồi đổ đầy nước nấu thành cháo. Hạt sen bóc vỏ sau đó xay mịn. Khi cháo đã chín cho bột sen và đường phèn vào đảo đều, chờ cháo sôi lại bắc xuống cho người bệnh ăn lúc đói. Và nên ăn 2 lần/ ngày trong vòng 4 ngày lên tục, khi ban đã bay.
Cháo cà rốt:
Nguyên liệu gồm có: Củ cà rốt 1 khoảng 50g, khoai mài 1 củ tương đương 25g, gạo 50g, lá dâu non 10g, đường phèn 15g. Khoai mài và gạo xay nhỏ và cho vào nồi nấu thành cháo. Lá dâu thái chỉ, khi cháo nhừ cho lá dâu, đường phèn vào đảo đều, chờ nước sôi lại bắc xuống và cho bệnh nhân ăn 2 lần/ngày, nên ăn lúc đói và ăn trong vòng 5 ngày sẽ tiết nọc sởi, giảm trừ các biến chứng của bệnh sởi.