Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết
1. Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sốt xuất huyết
1.1 Giai đoạn sốt:
- Sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Da xung huyết, có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
1.2. Giai đoạn nguy hiểm:
Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Các biểu hiện có thể gặp:
- Nề mi mắt, đau bụng, nôn, đau ngực, khó thở.
- Nếu nặng có thể có biểu hiện sốc: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, thân nhiệt có thể hạ đột ngột, tiểu ít.
- Chấm xuất huyết rải rác dưới da hoặc ban xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím; có thể có ban dát ngứa.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kì hạn. Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen/có máu), xuất huyết phổi, não là biểu hiện nặng.
1.3. Giai đoạn hồi phục:
Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, tiểu nhiều
2. Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết
Theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, báo cho nhân viên y tế bất kỳ khi nào nếu nhận thấy trẻ sốt lên.
Phối hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprufen vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết.
Tác giả: sưu tầm