Mưa nắng thất thường - mùa của sốt siêu vi
Thời tiết mấy ngày gần đây mưa nắng thất thường, làm thay đổi môi trường sống thuận lợi cho các siêu vi trùng (virus) phát triển. Nếu sức đề kháng của trẻ kém, trẻ sẽ dễ mắc bệnh nhiễm siêu vi hay sốt siêu vi.
Thực tế thăm khám tại BV. Nhi Đồng Thành phố những tuần lễ gần đây cho thấy, lượng trẻ bị mắc siêu vi tăng đáng kể.
Dấu hiệu thường thấy của các bé là ấm đầu, sốt trên 380C, lừ đừ, biếng ăn, chán bú, một số trẻ bị ho, nôn ói hoặc đau bụng.
Triệu chứng trên có thể kéo dài hoặc lặp lại dù trước đó đã được cho uống hạ sốt, khiến phụ huynh hoang mang không biết trẻ bị bệnh gì. Mãi đến khi gặp bác sĩ mới biết con mình bị nhiễm siêu vi.
Vậy siêu vi thực sự là gì? Nhiễm siêu vi là tình trạng bệnh như thế nào và có nguy hiểm hay không?
Sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi là chẩn đoán mà bác sĩ làm công tác nhi khoa thường ghi trên toa thuốc khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm đường hô hấp hay cảm cúm hay sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng.
Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại mỗi ngày hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì.
Ở trường hợp nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt trên, cũng như loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn như viêm amiđan, viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng tiểu,… cũng như các xét nghiệm không thấy gợi ý nhiễm khuẩn, bác sĩ vẫn giữ nguyên chẩn đoán nhiễm siêu vi và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.
Một số trẻ hay người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu
Tác giả: BS.CKII. NGUYỄN MINH TIẾN Nguồn https://suckhoedoisong.vn/