PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA
Bước sang giai đoạn giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để các loại nấm mốc, virus cúm, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Điều này dễ dẫn đến các bệnh có khả năng lây nhiễm cao và lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khoảng 6 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 20.500 ca mắc sốt xuất huyết - bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền với các biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Số ca mắc bệnh sởi cũng tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017 và Sở Y tế ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, virus cúm A hiện đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước với ít nhất 7 ca tử vong từ đầu năm đến nay do tính chất lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hay tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus. Chưa kể đến các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa khác như: viêm tai – mũi – họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
Nhận thức rõ nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chủ động lên kế hoạch ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh, khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa như:
- Phối hợp với Bộ phận Y tế theo dõi, giám sát sĩ số và diễn biến sức khỏe của từng học sinh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Khi nghi ngờ học sinh có dấu hiệu nhiễm bệnh, thông báo đầy đủ tình hình và để Phụ huynh đón con về để thăm khám tại các cơ sở y tế.
- Đồ dùng, dụng cụ vệ sinh luôn sach sẽ, đảm bảo rác được thu gom đúng quy định.
- Vệ sinh lớp học, hành lang, các bề mặt giá, tủ, kệ, sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang…
- Hấp sấy cốc.