CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
Thời gian: 17 giờ 00’ ngày 7 tháng 09 năm 2022
Địa điểm:
Phòng học lớp MGL A2.
I. Thành phần tham dự
- BGH: Đ/c Nguyễn Ngọc Anh - HT nhà trường
Đ/c Ngô Thị Hoài Phương - PHT nhà trường
- Tổng số người trong tổ CM: 08 người
- Số thành viên có mặt : 08 người, vắng mặt: 0 người
II. Nội dung
1. Đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tháng: 8/2022.
1.1 Ưu điểm:
- Các lớp trang trí cảnh quan, môi trường lớp “sáng – xanh – sạch – đẹp” để chuẩn bị đón năm học mới.
- Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, mặc đồng phục đúng quy định của nhà trường.
- Các lớp đã thống nhất được ngân hàng khối
- Các lớp đã huy động PH ủng hộ một số nguyên vật liệu tái chế để tổ chức các hoạt động STEAM.
- Các lớp đã thực hiện được 1 số dự án STEAM và nhận được sự ủng hộ của phụ huynh.
- Giáo viên hoàn thành sổ sách đúng tiến độ.
- GV tích cực đăng bài trên cổng thông tin dặc biệt chuyên mục hình ảnh đẹp.
- GV đã tích cực tham gia tập luyện và rèn trẻ các tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho ngày khai giảng và đón bằng chuẩn quốc gia cấp độ I
- “Lễ khai giảng, đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I” thành công tốt đẹp.
1.2 Tồn tại, hạn chế:
- Một số giáo viên kỹ năng chụp ảnh đăng bài chưa tốt, chưa chú ý đến môi trường lớp khi chụp ảnh.
à Khắc phục : Trước khi chụp ảnh cần chú ý quan sát môi trường lớp, học hỏi kỹ năng chụp ảnh của các đ/c có kỹ năng tốt.
2. Triển khai hoạt động tháng: Tuần 1, 2 /9/2022.
- Trao đổi chuyên môn: Lựa chọn phân chia mục tiêu giáo dục các độ tuổi phù hợp với trình độ của trẻ, phù hợp giai đoạn phát triển của trẻ và các chủ đề sự kiện trong năm học.
- Trao đổi chuyên môn cách xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, bổ sung nhiều nguyên vật liệu cho trẻ được hoạt động, thiết kế các bài tập phù hợp mục tiêu từng tháng).
- Tiếp tục xây dựng môi trường lớp học, rèn nề nếp đầu năm cho trẻ.
- Bắt đầu thực hiện chương trình từ ngày 12/9/2022.
- Các lớp triển khai soạn bài trên phần mềm Gokids:
+ hn.lb.mngiaquat.ktkl – Khối trưởng
+ hn.lb.mngiaquat.lopa1 – Lớp A1
+ hn.lb.mngiaquat.lopa2 – Lớp A2
+ hn.lb.mngiaquat.lopa3 – Lớp A3
+ hn.lb.mngiaquat.lopa4 – Lớp A4
- Các đ/c giáo viên cập nhật các thông tin, nội dung và đẩy các văn bản trên mail khối:
Khoimaugiaolon2223@gmail.com
- Phân công phụ trách đăng bài trên công CNTT:
+ Các phần chung: Hình ảnh đẹp, Tài Nguyên, Tin tức, Hoạt động chuyên môn.
+ Tài năng nhí: Châu
+ Bé khéo tay: Huệ
+ Thử tài của bé: Hường
+ Cùng bé khám phá: Hằng
+ Góc học tập: Ng. Nhung
+ Nhạc: Hoàng Nhung
+ Sinh hoạt chuyên môn: Dung
+ Bài giảng điện tử, Bài giảng E-learning, hình ảnh đẹp: Chung cả khối
- Các lớp điểm chuyên đề xây dựng kế hoạch chuyên đề:
+ Điểm xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm (giai đoạn 2): Lớn A1
+ Ứng dụng phương pháp tiên tiến: Lớn A1
+ Chương trình Tôi yêu Việt Nam : Lớn A4
+ Các HĐGD lĩnh vực PT Thẩm mỹ:
Âm nhạc: Lớn A3
+ Các HĐGD lĩnh vực PT Nhận thức:
LQ với Toán: Lớn A2
- Hoàn thiện trang trí góc Trải nghiệm STEAM
- Các lớp huy động PH ủng hộ hoa quả, bánh kẹo... trang trí mâm ngũ quả để tổ chức Trung thu.
- Tổ chức Trung thu vào ngày thứ sáu( 09/09/2022)
- Tham gia tiết mục văn nghệ cho tổ dân phố
3. Chỉ đạo của BGH:
Đ.c Ngô Thị Hoài Phương - Phó hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo:
- Triển khai kế hoạch thực hiện quy chế chuyên môn. Thời gian thực hiện: từ 05/9/2022, các lớp cho trẻ làm quen với nhóm lớp, nề nếp thói quen theo chế độ sinh hoạt một ngày.
Từ ngày 12/9/2022 thực hiện Chương trình GDMN và hoàn thành chương trình vào ngày 19/5/2023.
- Thống nhất thực hiện hồ sơ chuyên môn, học liệu của trẻ, quy định về đánh giá, chương trình, mục tiêu, nội dung ngân hàng HD, KH hoạt động của các Tổ chuyên môn... Tổ chuyên môn họp 2 lần/ tháng
+ Các đầu sổ có đầy đủ dấu giáp lai, giáp lai trước khi ghi chép, ghi chép cẩn thận, sử dụng 1 màu mực.
+ Giáo viên ghi đầy đủ nội dung, ký đủ chữ ký của GV và CMHS
+ Các lớp ghi chép đầy đủ nội dung trang đầu tiên phần các chỉ tiêu năm học;
+Chốt tổng tỷ lệ chiều cao cân nặng và phần theo dõi trẻ SDD, thừa cân béo phì
+Phần thống kê tài sản nhóm lớp ghi chép đầy đủ;
+Đánh giá cuối năm (tháng 4) cập nhật trong sổ theo dõi trẻ.
+ Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, đầu tuần và cuối tuần không xếp những HĐ thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức.
+ Lưu ý: Soạn bài: Vẫn còn hiện tượng nhầm lẫn mục tiêu với nội dung, giáo viên khi xây dựng kế hoạch hoạt động tháng chưa bám vào ngân hàng nội dung hoạt động. Đánh giá mục tiêu ở cuối tháng không khớp nhau giữa phần đánh giá mục tiêu và đánh giá cuối tháng, đánh giá hàng ngày còn sơ sài.
+ Đánh giá mục tiêu ở cuối tháng không khớp nhau giữa phần đánh giá mục tiêu và đánh giá cuối tháng, đánh giá hàng ngày còn sơ sài.
+ Giáo viên sắp xếp các văn bản pháp quy chưa khoa học, chưa nắm được hết các văn bản cần lưu giữ, chưa có danh mục để tra cứu.
+ Vở học liệu của trẻ:
+ Nhiều giáo viên vẫn làm hộ trẻ hoặc cầm tay trẻ làm bài nên bài của trẻ không còn nét tự nhiên;
+Nguyên liệu thể hiện trong vở còn sơ sài, kỹ năng của trẻ chưa tốt, chưa cho trẻ tự bù bài còn thiếu của mình.
- Môi trường học tập
+Xây dựng các góc chơi rõ góc trọng tâm của lứa tuổi.
+Trang trí hợp lí, sử dụng màu sắc phù hợp. Trong các góc chơi, sản phẩm của trẻ phải được sử dụng nhiều, lưu sản phẩm của trẻ.
+ Xây dựng môi trường ngôn ngữ phù hợp. Sử dụng mẫu chữ đồng nhất( MGL sử dụng mẫu chữ in thường)
+Sắp xếp đồ dùng đồ chơi khoa học.
+ Bố trí góc khám phá, thiên nhiên cho trẻ hoạt động.
-Tổ chức hoạt động góc
+ Cần đổi mới trong quá trình tổ chức.
+ Khai thác trò chơi, phát triển nội dung chơi, ý tưởng chơi của trẻ.
+Giáo viên chú ý rèn kỹ năng chơi cho trẻ.
-Tổ chức hoạt động ngoài trời
+ Giáo viên tổ chức các hoạt động đảm bảo đúng về thời gian, ko cắt xén các nội dung của hoạt động, nội dung lựa chọn phù hợp với thực tế.
+ Thể hiện được hoạt động giao lưu giữa các khối, nhóm, lớp trong trường ở các chủ đề/tháng.
-Mỗi cá nhân mỗi tháng có ít nhất 1 BGĐT, video clip đăng tải CTT
-Hoạt động góc
+ Các góc được quy định như sau:
- Mẫu giáo: Góc phân vai (gia đình, bác sĩ, bán hàng, nấu ăn…), góc vận động (nếu có), góc học tập (thư viện, toán, khám phá, chữ cái..), góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thực hành cuộc sống. Góc trọng tâm của lứa tuổi MGN, MGL là góc học tập, lứa tuổi MGB là góc phân vai và thực hành cuộc sống
- Số lượng góc chơi được thiết kế và thay đổi tùy thuộc: Sự kiện/chủ đề trong tháng đang thực hiện; Diện tích phòng lớp; Số lượng giáo viên; Số trẻ và nhu cầu hứng thú của trẻ.
- Thêm góc thực hành cuộc sống (có thể đứng độc lập hoặc lồng ghép vào góc phân vai
- Xây dựng môi trường ngôn ngữ cần lưu ý: Lứa tuổi Nhà trẻ, MGB sử dụng mẫu chữ in hoa; MGL sử dụng mẫu chữ in thường.
- Cần bố trí các góc hoạt động hợp lý:
+ Góc hoạt động tĩnh bố trí xa các góc hoạt động ồn ào
+ Góc tạo hình, góc thực hành cuộc sống sắp xếp gần nguồn nước
+ Góc thư viện/sử dụng sách tranh được đặt nơi có nhiều ánh sáng, yên tĩnh, ít người qua lại.
+ Góc xây dựng: Sắp xếp gần hoạt động ghép hình, lắp ráp, có không gian rộng và thuận tiện cho trẻ đi lại.
+ Góc học tập: Chọn vị trí yên tĩnh cho trẻ hoạt động, nên cho trẻ ngồi vào bàn chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 (đối với lớp 5 tuổi).
- Có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển
- Mỗi góc chơi gồm tên góc, nội qui góc chơi, giá, kệ có bánh xe, mầu sắc trang nhã, mảng tường mở (nếu có), đồ dùng, phương tiện, học liệu, đồ chơi ngăn nắp, dễ lấy, dễ cất.
- Các đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ được xếp theo một trật tự hợp lý có liên quan đến nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
- Các đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ nhỏ, nhẹ để lên tầng trên của giá; đồ dùng to, nặng xếp tầng dưới của giá kệ đồ chơi.
- Tạo không gian cây xanh trong nhóm lớp
- Góc tuyên truyền cần cập nhật, bổ sung các văn bản, tranh ảnh phù hợp, tránh để quá lâu, bạc mầu, quăn góc. Bảng theo dõi SK niêm yết 3-5 ngày sau khi cân đo, khám sức khỏe cho trẻ.
+ Đối với trẻ MG các đồ dùng hột hạt phải có kích thước to, có nắp đậy và để cao tầm với của trẻ;
+ giáo viên phải hướng dẫn kỹ mục đích, cách sử dụng đồ dùng trước khi cho trẻ chơi để không xảy ra mất an toàn cho trẻ.
-Xây dựng kế hoạch giáo dục
+ Đối với cơ sở GDMN sử dụng phần mềm xây dựng KH giáo dục hoặc không sử dụng phần mềm: Giáo viên được phép sử dụng kế hoạch giáo dục năm học trước nhưng lưu ý phải điều chỉnh bổ sung cập nhật kịp thời. Giáo viên mới vào nghề hoặc mới thay đổi lứa tuổi phụ trách thì nên soạn lại từ đầu.
+ Đối với lứa tuổi MG, các HĐ học là: Văn học, Tạo hình, LQVT, Khám phá, LQCC, PTVĐ, Âm nhạc
* Hồ sơ của giáo viên gồm:
- Các kế hoạch giáo dục:
+ Mục tiêu giáo dục năm học của khối, lớp
+ Phiên chế mục tiêu giáo dục của trẻ vào các tháng
+ Ngân hàng nội dung - hoạt động của khối, lớp
+ Phiên chế nội dung chủ đề và sự kiện vào các tháng
+ Thời khóa biểu của lớp
+Kế hoạch giáo dục theo từng tháng
+ Kế hoạch giáo dục ngày (Nếu các trường có sử dụng phần mềm xây dựng kế hoạch giáo dục thì chỉ cần in KH GD tháng)
- Sổ theo dõi trẻ đến nhóm, lớp
- Sổ nhật ký nhóm, lớp
- Sổ tu dưỡng cá nhân (họp, thăm quan, kiến tập, dự giờ)
- Các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện GDMN và Các tài liệu chuyên môn. Các văn bản có thể lưu giữ trên máy.
- Văn bản pháp quy, mục tiêu, ngân hàng khối, ngân hàng lớp lưu theo chuyên mục trên desktop máy tính.
- Xây dựng kế hoạch công tác tháng, tuần, ngày các độ tuổi phù hợp, khoa học, chú trọng cung cấp kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ. Tăng cường thiết kế các bài giảng điện tử, video clip...đăng tải trên cổng TTĐT, kho học liệu
- Tổ chức tập huấn kỹ năng chụp ảnh, đăng tin bài.
- Giáo viên tiếp tục sưu tầm các tư liệu, video clip, thiết kế các bài giảng điện tử theo từng độ tuổi tổ chức cho trẻ hoạt động; đăng tải cập nhập trên cổng TTĐT hoặc gửi về cho CMHS phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ.
- Duy trì cập nhật “Album hình ảnh đẹp” trên website của trường.
- Các khối lập gmail, zalo khối để cập nhật văn bản, hình ảnh, ….
- Đưa các dự án, các hoạt động STEAM vào chương trình.
- GV tham gia các buổi tập huấn chuyên môn đúng thời gian .
- Chuẩn bị các hoạt động trung thu. Một chuỗi các hoạt động trung thu: trang trí mâm ngũ quả, các hoạt động như làm bánh, vẽ mặt nạ, làm đèn lồng, múa lân, sư tử, văn nghệ trung thu,…
4. Ý kiến
- Đ/c Huệ: Trang trí mâm ngũ quả theo khối hay lớp?
- Đ/c Ng. Nhung: Kỹ năng chụp ảnh và đăng bài trên CTT còn hạn chế, mong BGH tổ chức tập huấn cho GV.
à
Giải đáp:
- Ý kiến đ/c Huệ: Các lớp tập trung trang trí mâm ngũ quả lớn của trường tại sân khấu và tự trang trí, tổ chức các hoạt động ngày Trung thu cho trẻ tại lớp trong buổi sáng. Buổi chiều trường tổ chức múa lân.
- Ý kiến đ/c Ng. Nhung: Đ/c HPCM sẽ sớm tổ chức tập huấn kỹ năng chụp ảnh, đăng bài cho GV.
- 100% các đ/c nhất trí với nội dung đã triển khai.
Cuộc họp kết thúc lúc : 17h 45’ cùng ngày
Thư ký
Nguyễn Thị Kim Dung
|
Chủ tọa
Lưu Thị Hoa Chinh
|
Chữ ký các thành viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung |
Đỗ Thu Hằng |
Hoàng Thị Nhung |
Phạm Thanh Huệ
|
Nguyễn Thị Hường |
Ngô Minh Châu |