Ngày 18/04/2022, khối MG lơn tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Tại buổi sinh hoạt các thành viên đã tìm hiểum, thảo luận về các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non. Sau đây là những nội dung về các phương pháp này.
- Tổng quát về phương pháp dạy học tích cực ở giáo dục mầm non
Hiện nay có rất nhiều giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ em mầm non. Đây là hình thức dạy học dựa trên sự tương tác giữa cô và trẻ. Trẻ được giáo viên khuyến khích chủ động và tích cực hơn trong việc học bằng những phương pháp tổ chức dạy học sáng tạo.
Thay vì phương pháp học tập truyền thống, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi kết hợp trao đổi và chia sẻ kiến thức dành cho trẻ.
- Phương pháp dạy học tích cực ở giáo dục mầm non có bản chất gì?
Có thể thấy, bản chất của phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non chính là kích thích, sự hợp tác, chủ động của học sinh với giáo viên và ngược lại.
Phương pháp học này, học sinh sẽ đóng vai trò trung tâm để tiếp nhận kiến thức. Giáo viên là người định hướng và gợi mở tư duy cho trẻ.
Cần có sự chủ động và sáng tạo của cả học sinh và giáo viên.
Phương pháp này có thể giúp cho giáo viên phát hiện ra tiềm năng, sáng tạo của từng học sinh.
Thể hiện tính hiện đại, giúp hòa nhập với hệ thống tri thức của toàn cầu.
Các đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực
Cùng tham khảo một số đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực như sau:
Trong giờ học, giáo viên là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học tập. Các hoạt động này luôn lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ sẽ được khám phá ra những kiến thức trong các hoạt động đó bằng các hình thức: thảo luận, quan sát, phản biện.
Tự học là thói quen tốt mà trẻ cần rèn luyện. Tự học giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động nhất.
- Tăng cường học tập cá nhân và làm việc theo nhóm
Học tập cá nhân sẽ hình thành những kỹ năng, năng lực. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non. Tham gia hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện kỷ luật, đoàn kết và cùng hợp tác để giải quyết vấn đề các vấn đề một cách chủ động và linh hoạt.
- Đánh giá của người học và giáo viên
Đây là việc làm thể hiện tính dân chủ trong lớp học. Bên cạnh ý kiến đánh giá của giáo viên thì học sinh cũng nên được đánh giá lẫn nhau.
- Phương pháp dạy học tích cực ở giáo dục mầm non có lợi ích gì?
Những lợi ích mà phương pháp dạy học tích cực ở trường mầm non đem lại là gì?
Nâng cao và phát huy tính tự giác, chủ động trong việc học tập và công việc hàng ngày cho trẻ.
Trẻ có thể hình thành thói quen học tập tốt như tự học, thể hiện ý kiến cá nhân.
Phát huy tinh thần hợp tác đoàn kết trong làm việc nhóm của trẻ
Tạo điều kiện cho trẻ và cô giáo có thể sáng tạo và thể hiện năng lực bản thân.
Trẻ có điều kiện để rèn luyện và phát huy được những kỹ năng, rèn luyện sự kiên trì và nhẫn nại.
Những vấn đề giáo viên mầm non cần quan tâm
Để có thể áp dụng phương pháp giáo dục tích cực trong giáo dục mầm non thành công thì giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
-Hỗ trợ trẻ mầm non khám phá tất cả các giác quan
-Giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi học tập có yếu tố sử dụng các giác quan như: ngửi, nghe, cầm nắm và cảm nhận. Tiếp đó, khuyến khích trẻ nêu ra ý kiến, suy nghĩ cá nhân để cùng thảo luận và tiếp thu kiến thức.
-Giáo viên cần nắm vững kỹ thuật dạy học tích học
-Để đạt hiệu quả trong phương pháp này thì giáo viên cần phải trau dồi và tích lũy kinh nghiệm về các kiến thức kĩ năng phương pháp dạy học.
-Vận dụng phương pháp hợp lý, không lạm dụng
-Chú ý phối hợp các phương pháp với nhau một cách khoa học để nâng cao hiệu quả dạy học. Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp để trẻ hứng thú học tập hơn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng khiến tiết học trở nên lộn xộn và không có trọng tâm.
4. Những phương pháp dạy học tích cực ở giáo dục mầm non
- Phương pháp 1: Thảo luận nhóm
Hoạt động nhóm mang đến cho trẻ tinh thần đoàn kết đồng thời biết biểu lộ ý kiến cá nhân.
Đây cũng là hình thức tạo ra hứng thú khám phá kiến thức cho trẻ mầm non.:
Giáo viên có thể đưa ra đề tài giống hoặc khác nhau cho các nhóm cùng thảo luận.
Giáo viên cần đặt ra quy định thời gian thảo luận, bầu ra trưởng nhóm.
Hình thức trình bày có thể thực hiện theo cách: vẽ, hát, đóng kịch…
- Phương pháp 2: Giải quyết vấn đề
Phương pháp này bao gồm các bước sau:
Xác định tình huống đó là gì
Thực hiện thu thập thông tin liên quan đến vấn đề, tình huống đó
Liệt kê ra các phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Tiến hành phân tích các cách giải quyết vấn đề.
Tiến hành đánh giá từng phương hướng giải quyết của trẻ.
Thực hiện so sánh kết quả giữa các cách giải quyết.
Thực hiện theo những phương pháp tối ưu đã chọn.
Rút ra bài học kinh nghiệm cho trẻ.
Đây là một trong những phương pháp nhận được sự hứng thú từ trẻ mẫu giáo. Khi cho trẻ đóng vai cần để trẻ có sự liên tưởng đến kiến thức để tham gia vào phần thảo luận phía sau.
Trò chơi là hình thức sẽ kích thích sự tò mò và hứng thú với bài học. Giáo viên nên tổ chức những trò chơi phù hợp với chủ đề bài học, độ tuổi của các em và đặc điểm lớp học sao cho vừa mang lại không khí vui vẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
Với phương pháp khám phá thì giáo viên cần:
Chọn ra nội dung vấn đề phù hợp với độ tuổi, trình độ của trẻ.
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, đồ chơi để tổ chức các hoạt động khám phá.
Tổ chức khám phá theo nhóm hoặc cá nhân sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học.
Trẻ cần được khuyến khích tự tìm tòi, khám phá và đưa ra các đánh giá riêng.
Giáo viên đưa ra đánh giá nhận xét cho các phương án giải quyết, rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp 6: Trải nghiệm
Phương pháp trải nghiệm cần có 4 bước: quan sát, suy nghĩ, cảm nhận và hành động.
Phương pháp này giúp bé kết hợp và rèn luyện thể chất lẫn trí não trong học tập. Do đó, phương pháp này sẽ rất có ích và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Phương pháp 7: học động não
Để đạt chất lượng dạy học thì giáo viên cần khích lệ trẻ tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Bằng cách cách như sử dụng những câu hỏi có độ khó tăng dần để trẻ hình thành khả năng động não.
- Phương pháp 8: Dạy theo dự án
Phương pháp dạy học dự án này được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm
Giai đoạn 1: Tạo ra hứng thú cho trẻ để xác định kiến thức hiểu biết. Từ đó có phương hướng dạy học phù hợp.
Giai đoạn 2: Triển khai hoạt động khám phá. Các hình thức tiếp cận kiến thức có thể là: Đọc sách, tra cứu internet, phỏng vấn.
Giai đoạn 3: Tiến hành đánh giá kết quả học tập của trẻ và rút ra bài học kinh nghiệm cho bé.