Thời gian/hoạt động |
Tuần 1
Từ 02/11 đến 06/11 |
Tuần 2
Từ 09/11 đến 13/11 |
Tuần 3
Từ 16/11 đến 20/11 |
Tuần 4
Từ 23/11 đến 27/11 |
Mục tiêu thực hiện |
Đón trẻ, thể dục sáng |
- Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu chân (đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, đi mép chân, chạy nhanh, chạy chậm, về hàng.
- Trọng động: - Hô hấp: Gà gáy, Máy bay
- Tay: Hai tay đưa trước gập trước ngực, 2 tay đưa ngang trước ngực lên cao
- Bụng: Đứng đan tay nhau gập người về trước, Quay người 2 bên
- Chân: Đưa 1 chân ra trước tay chạm gối, Ngồi xổm đứng lên
- Bật: Bật tiến
- Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng- Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Các cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay (MT6) |
MT6 |
Trò chuyện |
Cô quan tâm đến sức khỏe của trẻ, nhắc trẻ chào hỏi lễ phép, cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định, thực hiện tốt các thói quen, nề nếp khi đến lớp.
- Cho trẻ nghe các bài hát về các nghề phổ biến trong xã hội
- Cho trẻ xem video các nghề, biết ích lợi của các nghề khác nhau., các đồ dùng và sản phẩm của các nghề đó
- Trò chuyện với trẻ về nghề dịch vụ
+ Trẻ biết nghề dịch vụ là nghề làm các công việc phục vụ cho nhu cầu của con người. Biết những người bán hàng, những người thợ làm đầu, những người hướng dẫn du lịch… là những người làm nghề dịch vụ, phục vụ
- Trò chuyện với trẻ về nghề sản xuất:
+ Trẻ biết nghề sản xuất làm ra một số sản phẩm dùng trong xã hội (phục vụ cho đời sống của mọi người).
+ Trẻ biết công nhân, nông nhân là những người làm nghề sản xuất, làm ra một số sản phẩm dùng trong xã hội (phục vụ cho đời sống của mọi người).
+ Trẻ biết công nhân làm việc trong các nhà máy/ nông trường, nông dân làm việc trên đồng ruộng.
- Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống . Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt nam, biết kính trọng thầy cô. |
|
Hoạt động học |
T2 |
Âm nhạc
- Dạy VĐ: “Bác đưa thư vui tính”
- NH: “Đưa cơm cho mẹ đi cày”
- TC: “Ô cửa bí mật |
Văn học
Thơ: Cái Bát xinh xin |
Âm nhạc
- DH: Cô giáo miền xuôi
- NH: Tiếng hát những cô giáo trẻ
- TC: Tai ai tinh |
Văn học
Truyện : Bông hoa tặng cô |
MT49, MT101 |
T3 |
Hoạt động tạo hình
Vẽ nghề bé thích |
Hoạt động tạo hình
Nặn dụng cụ nghề bé thích |
Hoạt động tạo hình
Vẽ chân dung cô giáo |
Hoạt động tạo hình
- Nặn cái bát (MT101) |
T4 |
Làm quen với toán
Dạy trẻ nhận biết chữ số 7, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7 |
Làm quen với toán
Tách 7 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách khác nhau |
Làm quen với toán
Dạy trẻ nhận biết thứ tự các ngày trong tuần |
Làm quen với toán
Làm quen với biểu tượng hôm nay, hôm qua, ngày mai |
T5 |
Vận động
- Ném xa bằng 1 tay
- TC: Chó sói xấu tính |
Làm quen chữ viết
Làm quen với chữ e,ê |
Vận động
- Ném xa bằng 2 tay
- Chạy nhanh 15m |
Làm quen chữ viết
LQCC : u, ư |
T6 |
Khám phá
Lớn lên bé thích làm nghề gì |
Khám phá
- Một số nghề phổ biến trong xã hộ (MT49) |
Khám phá
Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 |
Khám phá
Nghề truyền thống của địa phương |
Hoạt động ngoài trời |
1, Tuần 1:
*Quan sát
- Trò chuyện với trẻ về ước mơ của trẻ
- Quan sát thời tiết
- Giao lưu các TCVĐ với lớp MGL A1, A4
- Tổ chức cho trẻ quan sát một số ký hiệu ở trường lớp để trẻ nhận ra các ký hiệu đó (MT67)
- Quan sát cây cảnh trong sân trường
*TCVĐ: Bánh xe quay, Chuyền bóng, Thi đi nhanh , chơi các trò chơi dân gian (Rồng rắn lên mây, Bịt mắt đánh trống, Kéo co, chồng nụ chồng hoa, cướp cờ…)
*Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời., chơi theo ý thích.
2, Tuần 2:
* Quan sát
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề phổ biến (nghề may, nghề xây dựng...)
- Trò chuyện với trẻ về đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm một số nghề.
- Giao lưu các TCVĐ với lớp MGL A2,A1. Trò chuyện với trẻ biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức (MT74)
- Quan sát cây bưởi
- Trò chuyện với trẻ về nghề sản xuất
* TCVĐ : Bánh xe quay, nhảy tiếp sức, Ai ném xa nhất, Ô ăn quan, Chuyền tin
* Chơi tự do: Chơi với phấn
3, Tuần 3:
* Quan sát
-Trò chuyện với trẻ về ngày 20/ 11.
- Trò chuyện với trẻ về 1 số công việc đơn giản hàng ngày( Vệ sinh cá nhân, trực nhật...) (MT75)
Liên hoan văn nghệ với các lớp MGL
- Làm hoa tặng cô giáo ngày 20/11
- Quan sát vườn hoa hồng
* TCVĐ : Tung bóng, Chạy cướp cờ, Ai ném xa nhất, nhảy lò cò, ô ăn quan,...
*Chơi tự do: Chơi với cát, nước
4, Tuần 4:
* Quan sát
- Trò chuyện về nghề truyền thống của địa phương
- Trò chuyện với trẻ để trẻ bộc lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.... (MT78)
- Giao lưu các TCVĐ với lớp MGL A3,A4
- Quan sát cây bưởi
- Trò chuyện với trẻ một số làng nghề truyền thống
* TCVĐ: Nhảy lò cò, Nhảy tiếp sức, Bật ô, Ai ném xa nhất, Thi xem ai nhanh nhất
* Chơi tự do: Chơi theo ý thích |
MT67, MT74, MT75, MT78 |
Hoạt động chơi góc |
Góc trọng tâm:
- Góc nghệ thuật: Làm bộ sưu tập về các nghề bé thích (T1)
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà xưởng ( T2 )
- Góc nghệ thuật: Làm bưu thiếp cô giáo nhân ngày 20/11 (T3)
- Góc xây dựng: Xây dựng làng gốm Bát Tràng ( T4)
* Góc phân vai: - Gia đình, bán hàng, nội trợ: bán đồ dùng đồ chơi, chế biến các món ăn bé thích, tập gói nem, nặn bánh, bó rau
- Bác sỹ: Khám sức khỏe cho học sinh
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây, bắt sâu,….
* Góc khám phá: Thử nghiệm vật chìm vật nổi, chất tan và không tan, chơi câu cá, ….
- Góc học tập: - Làm tranh ảnh, truyện có nội dung một số nghề v..v..
- Tạo nhóm, đếm nhóm 7 đối tượng. Tách 7 thành 2 phần bằng các cách khác nhau
- Cắt, dán làm bộ sưu tập các nghề trong xã hội, sản phẩm của một số nghề
- In chữ rỗng, tô màu, trang trí chữ rỗng e- ê, u-ư
- Đọc thơ, kể chuyện theo tranh
- Tìm chữ cái e-ê; u-ư trong các bài thơ, câu chuyện
- Góc nghệ thuật: - Cắt dán tranh, vẽ, tô màu tranh có nội dung về các nghề
- Cắt, dán, vẽ, tô màu tranh về một số nghề sản xuất và dịch vụ
- Trò chuyện về thứ, ngày, tháng, hôm qua, hôm nay, ngày mai...
- Hát và vận động các bài hát có nội dung về gia đình , nghề nghiệp.
Góc âm nhạc: Trẻ trang trí dụng cụ âm nhạc, lựa chọn dụng cụ mình thích thể hiện các bài hát trong tháng
* Góc thực hành kỹ năng sống : Cho trẻ thực hành là và gấp quần áo. Trẻ chọn hành vi đúng sai trong cuộc sống hàng ngày
- Giúp trẻ giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau (MT26)
Tạo cơ hội cho trẻ đọc sách theo nhóm, theo yêu cầu của cách đọc sách (MT66)
Tổ chức cho trẻ tập kể chuyện, sử dụng lời nói của mình thể hiện đúng sắc thái biểu cảm phù hợp ngữ cản (MT63) |
MT26, MT66, MT63 |
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh |
Luyện tập rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách
-Thực hiện thói quen văn minh trong khi ăn: mời cô, mời bạn trong khi ăn, ăn hết suất, không đùa nghịch, không làm vãi thức ăn, súc miệng nước muối sau khi ăn
- Nói tên món ăn hàng ngày. Nhận biết một số thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. Nhận biết một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống. |
|
Hoạt động chiều |
- Thơ: Ước mơ của Tí
- Rèn trẻ có 1 số hành vi thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh (MT14)
LQCV: Tập tô chữ e, ê
- Ôn nhận biết số 7, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7.
- Thứ 6 lao động tập thể, BDVN, nêu gương bé ngoan
2, Tuần 2:
- Dạy hát: Cháu yêu cô thợ dệt
- Trò chuyện với trẻ những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm của chúng: bàn là, bếp điện, phích nước nóng (MT15)
- VĐ: Bật sâu 25cm
- Làm vở bé LQCC trang 4
- Ôn tách 7 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách khác nhau.
+ Làm bài tập trong vở Bé LQVT trang 4
- Thứ 6 lao động tập thể, biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan
3, Tuần 3:
- Thơ: Cô giáo em.
- Làm bưu thiếp tặng cô giáo
- LQCV: Trò chơi với chữ u, ư
- Làm bài tập trong vở Bé LQVT trang 16
- Thứ 6 lao động tập thể, biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan
4, Tuần 4:
- Dạy hát: Ba em là công nhân lái xe
- Trẻ biết tán thưởng, tự khám phá, bắt chức âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm để nói lên... (MT93)
VĐ: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
- Trò chuyện về lịch bàn
- Thứ 6 lao động tập thể, biểu diễn VN, nêu gương bé ngoan |
MT14, MT15, MT93 |
Chủ đề - Sự kiện |
Lớn lên bé thích làm nghề gì ? |
Một số nghề phổ biến trong xã hội |
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 . Cô giáo của bé |
Nghề truyền thống của địa phương |
|