Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ từ phương pháp đơn giản mẹ hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Chỉ nhờ các nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà cùng những hướng dẫn dưới đây, mẹ sẽ giúp bé sớm chào tạm biết đờm đọng nhiều trong cổ họng này.
Nguyên nhân trẻ bị đờm trong cổ họng
Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại cho việc bú và ngủ.
Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.
Có thể nói, viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm trong cổ họng của trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Đờm trong cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.
Hướng dẫn cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
1. Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh
Buổi sáng khi trẻ sơ sinh vừa thức dậy, cha mẹ hãy thực hiện các thao tác vỗ rung long đờm cho con. Cha mẹ có thể cho bé nằm nghiêng, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc bế vác trẻ lên để thực hiện phương pháp này.
Bước đầu tiên, cha mẹ cần xác định vị trí vỗ rung long đờm băt đầu từ phổi, tại vị trí ngang lưng trở lên. Tiếp theo, bàn tay mẹ khum lại và tiến hành vỗ nhẹ từ dưới lên theo từng nhịp nhẹ nhàng. Cần lưu ý không nên tác dụng lực từ cánh tay dễ khiến trẻ bị đau. Thực hiện động tác vỗ từ 10 – 15 phút sẽ giúp trẻ ho và nôn ra đờm.
2. Làm ẩm không khí trong phòng
Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ sẽ có tác dụng làm ẩm đường thở ở trẻ sơ sinh. Chất nhầy trong cổ họng trẻ được làm lỏng sẽ khiến bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ. Tạo điều kiện cho bé ho ra toàn bộ đờm và chất nhầy.
3. Hút mũi cho bé
- Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.
- Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.
Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho tiêu đờm
Chưng lá hẹ, quất, đường phèn cho trẻ
Mẹ có thể kết hợp lá hẹ, quất, đường phèn chưng thành hỗn hợp cho trẻ sơ sinh uống sau 6 tháng tuổi khi đờm xuất hiện dày đặc trong cổ.
Bước đầu tiên, mẹ chuẩn bị vài là hẹ tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng, thái nhỏ. Tiếp theo, bổ tư 3 trái quất bao tử. Cho lá hẹ, quất, đường phèn vào một chén con, đem chưng cách thủy cho các tinh chất thấm đều. Mẹ cũng có thể cho vào nồi cơm đến khi sôi thì lấy ra để nguội.
Cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày. Lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.
Cho trẻ uống hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo
Mẹ chuẩn bị từ 5 – 10 lá diếp cá tươi cùng 1 chén con nước vo gạo. Lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn sau đó thêm nước vo gạo vào. Khuấy đều hỗn hợp rồi bắc lên bếp đun khoảng 20 phút. Hỗn hợp sau khi sôi mẹ tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày.
Cách trị đờm trong cổ họng bằng lá diếp cá và nước vo gạo chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể dùng muỗng cà phê đút từ từ hỗn hợp nước cho trẻ uống khi xuất hiện đờm.
Một số lưu ý thêm cho cha mẹ khi làm tan đờm trong cổ họng cho bé
Cha mẹ cần bổ sung những thực phẩm có khả năng loại bỏ đờm, dịch nhờn trong cổ họng trẻ như:
- Uống nước khiến đờm bị loãng, kết hợp với hút mũi để làm sạch dịch nhờn.
- Thức ăn lỏng giúp bé dễ tiêu hóa và giảm bớt tắc nghẽn.
- Mỗi muỗng mật ong và gừng hoặc mật ong với quế cũng sẽ khiến đờm tan ra nhanh chóng
Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.