6 cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ không cần dùng thuốc
Trẻ nhỏ ho có đờm là biểu hiện của việc trẻ bị viêm nhiễm, những cách sau đây sẽ là cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay.
Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ thực ra không phức tạp như nhiều người nghĩ, bằng những thứ sẵn có mẹ có thể tự tìm cách tiêu đờm cho trẻ nhỏ ngay tránh được phù nề, nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân trẻ nhỏ có đờm
Ngoài dị ứng thời tiết, viêm đường hô hấp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị ho, có đờm trong cổ họng. Nếu trẻ không có triệu chứng sốt, dị ứng hay khó thở nào thì vấn đề đờm chưa có gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, các mẹ vẫn phải chú ý theo dõi đồng thời áp dụng một số cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ để con được thoải mái, dễ chịu, bớt quấy khóc.
Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ ngay tại nhà
1. Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ bằng dầu tràm
Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ bằng dầu chàm là đơn giản nhất. (Ảnh minh họa)
“
Xem thêm: Món ăn trị ho khan, ho có đờm cho bé dễ làm nhất
”
Dầu tràm ngoài công dụng tạo mùi hương giúp bầu không khí trong lành còn có tác dụng tiêu đờm cho trẻ nhỏ.
Cách làm:
Sử dụng máy hoặc đèn xông tinh dầu để khuếc tán mùi hương trong phòng, nơi mà trẻ thường xuyên sinh hoạt.
Cách khác, dùng vài giọt tinh dầu nhỏ vào khăn hoặc yếm của trẻ, hoặc nhỏ vào nước tắm cho trẻ.
Chú ý: không nhỏ trực tiếp tinh dầu vào da trẻ.
2. Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ bằng lá hẹ
Lá hẹ là một vị thuốc trong Đông y giúp trị ho, tiêu đờm cho trẻ hiệu quả lại an toàn.
Cách làm:
- Rửa sạch 5-7 lá hẹ, cắt ngắn rồi trộn với 1 muỗng đường phèn
- Hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi lấy nước chắt cho trẻ uống 1 muỗng nhỏ, ngày 3 lần trong 3-5 ngày.
3. Cách tiêu đờm cho trẻ nhỏ bằng lá húng chanh
Húng chanh là loại lá có mùi thơm, vị hơi chua, trong lá có chứa colein giúp kháng khuẩn, hỗ trợ và cải thiện hệ hô hấp. Đặc biệt sử dụng loại lá này còn là cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ an toàn, dễ làm.
Cách làm:
- Lá húng chanh đem rửa sạch, giã nát
- Đem hấp cách thủy với đường phèn
- Cho trẻ uống 1-2 giọt, ngày 3 lần.
Húng chanh chứa colein vừa giúp kháng khuẩn vừa tiêu đờm cho trẻ. (Ảnh minh họa)
4. Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ bằng quất
Quất là loại quả có vị chua, tính mát, là một vị thuốc có tác dụng giảm ho, tiêu đờm rất tốt cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Cách làm:
- Lấy quả quất rửa sạch
- Đem nấu với 1 ít đường phèn sau đó pha thêm một ít nước
- Cho trẻ uống 3-5 lần trong ngày
5. Cách làm tan đờm trong cổ họng trẻ bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, đẩy đờm, nhớt trong cổ họng trẻ an toàn, vệ sinh.
Cách làm:
Để trẻ trong tư thế nằm nghiêng, bơm từ từ nước muối sinh lý vào mũi trẻ, làm tương tự trên mũi còn lại.
6. Cách tiêu đờm cho trẻ nhỏ bằng gừng
Gừng có vị nóng nhưng khi kết hợp vói một vài nguyên liệu khác sẽ có tác dụng tiêu đờm ở cả trẻ em và người lớn. (Ảnh minh họa)
Nếu muốn hạn chế việc dùng thuốc cho trẻ thì có thể áp dụng cách làm sau để làm tan đờm cho trẻ bằng gừng mà nhiều mẹ đã làm và cho hiệu quả rõ rệt.
Cách làm:
- Rửa sạch và giã nát 1 nhánh gừng nhỏ
- Cắt mỏng 3 lát chanh tươi
- Luộc chín 3 miếng tỏi nhỏ rồi giã nát
- Trộn gừng, canh, tỏi với 1 thìa mật ong nhỏ rồi cho thêm nước ấm vào.
Cho trẻ ngậm hỗn hợp này trong họng, dặn trẻ thi thoảng nuốt dần. Đối với những trẻ sơ sinh chưa ý thức được việc ngậm, nuốt theo ý thì nên chọn cách đơn giản hơn.
Ngoài ra, mẹ cần phải chú ý hơn tới chế độ ăn của trẻ. Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm có thể gây đờm như sữa, sữa chua, bơ,… bởi những thực phẩm này chứa nhiều casein làm thúc đẩy quá trình tiết dịch nhầy ở trẻ. Nên cho trẻ ăn những thứ mát, những món ăn loãng, dễ nuốt.
Những trẻ mắc các bệnh về hô hấp bẩm sinh cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn những đứa trẻ bình thường. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Đối với những bé có tiền sử bị các bệnh hô hấp bẩm sinh cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những biện pháp trị đờm như đối với những đứa trẻ bình thường để tránh trẻ gặp phải những nguy hiểm không đáng có.