Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng sẽ gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống. Bé sẽ có cảm giác đau, bỏng rát do những vết loét này gây ra. Khi trẻ có tình trạng này, mẹ nên lưu ý vì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh như viêm ruột, bệnh tay chân miệng,…
Nhiệt miệng là gì?
Là tình trạng niêm mạc miệng hoặc nướu bị tôn thương, gây cản trở đến việc ăn uống hàng ngày. Những vết loét do nhiệt miệng gây ra thường có hình tròn, hình bầu dục, màu vàng nhạt, có lớp trắng bên trên.
Nhiệt miệng sẽ gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 2 tuổi bị nhiệt miệng:
- Trẻ đang bị bệnh phải uống thuốc kháng sinh liều cao. Hoặc bị căng thẳng, mệt mỏi.
- Do một số loại virus như herpes simplex. Chúng thường xâm nhập và gây bệnh thông qua những tổn thương ở vùng khoang miệng.
- Những trẻ thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B sẽ dễ bị nhiệt miệng hơn.
- Bệnh tay chân miệng cũng là một nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ 2 tuổi.
Các triệu chứng bệnh thường gặp
Những vết loét do nhiệt miệng thường xuất hiện ở bề mặt lưỡi, nướu, má trong. Tình trạng sẽ khiến trẻ đau đớn, thậm chí bỏ ăn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp mẹ cần lưu ý:
- Xuất hiện các vết lở loét, mụn nhỏ trên đầu lưỡi.
- Đau trong miệng, sưng nướu, có thể gây chảy máu chân răng.
- Ăn uống khó khăn, không muốn ăn
- Trẻ bị sốt đột ngột
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Ăn uống khó khăn, không muốn ăn
Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng có cần đưa đến bác sĩ không?
Bệnh nhiệt miệng ở cả người lớn và trẻ em thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu thấy con có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa đến bác sĩ ngay. Vì trong một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
- Trẻ bị giảm cân nhanh, đột ngột
- Sốt cao bất thường
- Vùng bụng xuất hiện những cơn đau
- Có máu hoặc chất nhầy trong phân
- Xung quanh hậu môn vị viêm hoặc loét.
Làm sao để phòng nhiệt miệng ở trẻ em?
Cách tốt nhất là hạn chế tối đa những tổn thương niêm mạc vùng miệng. Bên cạnh đó, để bảo vệ bé mẹ có thể tập cho con những thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể như sau:
- Đánh răng mỗi ngày
- Tránh ăn uống quá khuya
- Tập súc miệng bằng nước muối ấm
Cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản
Mật ong
Đây là phương pháp được dân gian truyền lại để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Vì mật ong có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ nấm gây bệnh lại có vị ngọt dễ uống. Khi bị nhiệt miệng, mẹ có thể cho bé ngậm hoặc lấy tăm bông chấm lên những vết loét. Không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Nước khế chua
Đây là bài thuốc rất lành tính với trẻ nhỏ vì khế có khả năng thanh nhiệt. Sử dụng 3 quả khế tươi, giã nát, đổ nước rồi đun sôi. Có thể thêm chút đường phèn để làm dịu lại vị chua. Chờ nguội thì cho bé ngậm nhiều lần trong ngày.
Nước ép cà chua
Cà chua tươi rửa thật sạch, sau đó ép lấy nước cho bé uống. Sau một vài ngày bạn sẽ thấy những nốt lở miệng của trẻ lành thấy rõ.
Dùng lá rau ngót
Rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước. Thêm vào một ít muối sau đó giã nát và vắt lấy nước. Dùng gạc sạch chấm hoặc vào lưỡi trẻ giúp chữa nhiệt miệng rất tốt.
Rau má, râu ngô
Đây là hai loại nguyên liệu rất dễ kiếm và thường được dùng để nấu nước giải nhiệt. Hai loại cũng được sử dụng để chữa nhiệt miệng cho trẻ em. Nghiền nát rau má, vắt lấy nước, sau đó cho đường phèn vào rồi cho bé uống.
Râu ngô rửa sạch, cho nước rồi nấu. Nước để nguội cho bé uống giúp giải nhiệt, mát gan và giảm nhiệt miệng rất tốt.
Nước củ cải
Đây cách để chữa nhiệt miệng rất hữu hiệu đối với cả người lớn và trẻ em. Củ cải rửa sạch, cạo vỏ. Xắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào cối xay nhuyễn, vắt lấy nước. Hòa thêm vào đó 1 ít nước sôi rồi cho bé ngậm 3 lần/ngày. Sử dụng khoảng 2 ngày là sẽ giảm bớt nhiệt miệng.
Bột sắn dây
Bột có tính mát nên có tác dụng giải nhiệt, đặc biệt là nhiệt miệng rất tốt. Sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một chút đường rồi cho bé uống.