1.Khả năng tự kiểm soát bản thân của trẻ từ 2 đến 3 tuổi.
- Ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, trẻ thường hay bộc phát những cảm xúc và hành vi không đúng.
- Bé bắt đầu hiểu được những gì được phép làm và không được phép.
- Khả năng tự kiểm soát bản thân của bé ở giai đoạn này khá thấp.
- Tuy nhiên, trải qua nhiều kinh nghiệm và được sự giúp đỡ từ người lớn, các bé sẽ dần học cách kiềm chế lại và có những phản ứng lành mạnh.
2.Cách dạy trẻ tự kiểm soát bản thân trong tình huống cụ thể.
- Giữ cho bé bình tĩnh: bản thân bạn cũng phải bình tĩnh trong trường hợp này, hãy nói với bé rằng bé phải bình tĩnh lại.
- Phân tán sự chú ý của bé: hướng bé tới một khu vực khác, gợi ý bé chơi một trò chơi,…
- Đề nghị bé thư giãn: gợi ý bé hít thở, đưa bé tới một nơi yên tĩnh và an toàn để bé dịu lại. Tránh việc nhốt trẻ vào một góc. Có thể chọn một căn phòng có nhiều đồ chơi hoặc khu vườn.
- Kết nối cảm xúc: sau khi bé đã dần dịu lại, bạn hãy ôm bé và trò chuyện. Hỏi về cảm xúc của bé hiện tại.
- Thảo luận với bé về tình huống đã xảy ra: phân tích tình huống vừa xảy ra, để bé hiểu vì sao bé lại hành động như vậy, những hậu quả khi bé gây ra và những lời khuyên cho bé.
3.Cách tạo thói quen tự kiểm soát bản thân cho trẻ.
- Gợi ý những hành động giúp bé giải tỏa cảm xúc: thay vì làm tổn thương bản thân và người khác, bé có thể vò giấy ném đi hoặc nhảy lên nhảy xuống.
- Thực hành cách tự kiểm soát bản thân: chủ động chơi một vài trò chơi làm bé phải chờ đợi và cho bé rèn luyện tính kiên nhẫn với sự tăng dần thời gian.
- Phân biệt những hành vi sai trái: giải thích cho bé về những hành vi và tính 2 mặt của nó. Gợi ý sự lựa chọn nên làm với từng tình huống.
- Cung cấp những giải pháp thay thế: ví dụ như thay vì ném bóng vào bạn hãy cho bé ném vào rổ hoặc thay vì đáp ứng mua đồ chơi ở bé, bạn có thể đề xuất là cùng bé tự tạo đồ chơi ở nhà.
- Hãy nhất quán: mọi quy định, quy tắc cần phải được áp dụng nhất quán; nếu bạn thay đổi, bé sẽ khó tạo được thói quen.
- Tìm hiểu về các kiểu hành vi của trẻ em: hiểu biết về đặc điểm tâm lý của trẻ giai đoạn này sẽ giúp bạn dự đoán được hành vi của bé.
- Chờ đợi và suy nghĩ: bé phản ứng mạnh và có những hành vi sai trái cũng có thể khiến bạn cũng phản ứng mạnh theo. Vì vậy, thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy chờ đợi và suy nghĩ về điều mà bé muốn, bé học được gì từ những trải nghiệm này.
Thực tế dạy trẻ tự kiểm soát bản thân giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi không hề dễ dàng vì độ tuổi này rất khó để kiềm chế cảm xúc.
Tuy nhiên nếu bạn không dạy bé ngay từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ khó tạo thói quen hơn. Điều quan nhất vẫn là sự kiên trì và tính nhất quán của bạn trong mọi ứng xử hằng ngày.