Cách phòng tránh nồm, xử lý nồm
Với thời tiết nóng ẩm như ở nước ta thì không tránh khỏi hiện tượng nồm. Trời nồm gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt, sức khỏe của chúng ta. Vậy làm sao để xử lý, khắc phục khi nhà bị nồm? Chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng nồm là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục khi nhà bị nồm nhé!
Nồm là gì?
Nồm ẩm là hiện tượng đọng sương bề mặt do gió nồm chứa hàm lượng nước cao thổi vào nhà mang theo hơi nước
Hiện tượng “nồm” thường xảy ra trong nhà ở vào thời điểm giao mùa, thay đổi khí hậu, nhiệt độ đột ngột gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của mọi người, và đặc biệt làm mất tính thẩm mỹ khi tường nhà bị ẩm mốc, nền nhà đổ mồ hôi.
Nguyên nhân gây nồm
Nguyên nhân của hiện tượng nồm trông nhà là do nhiệt độ của mặt sàn, tường thấp hơn nhiệt độ hoặc bằng điểm sương của không khí tiếp xúc với nó. Điều đó khiến cho nền nhà, tường luôn bị ẩm ướt, nấm mốc, nội thất trong nhà cũng bị tác động xấu đến và sinh hoạt trong gia đình trở nên khó khăn hơn. Phần lớn nhà ở hiện nay đều có hiện tượng này vậy nên tìm ra những giải pháp chống, giảm nồm cho không gian nhà là điều được các gia chủ quan tâm.
Hiện tượng này thường xảy ra vào những ngày cuối đông, đầu xuân khi thời tiết chuyển từ lạnh sang ấm hoặc nóng. Sự chuyển biến càng nhanh, càng đột ngột thì Nồm xảy ra càng nhanh, càng mạnh.
Tuy thời gian Nồm không kéo dài (thường là một năm có 4 -5 đợt và mỗi đợt kéo dài 2-6 ngày) nhưng luôn gây cảm giác khó chịu, đồ đạc dễ bị hư hỏng
Cách phòng chống nồm cho ngôi nhà
Dùng máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm trong nhà. Dùng giấy dán tường để hạn chế hơi nước, ẩm mốc, chọn loại giấy dán có bề mặt phủ Vinyl.
Tăng nhiệt độ mặt sàn bằng năng lượng nhân tạo như dùng điện trở làm ấm mặt sàn, tuy tốn kém nhưng có thể hạn chế được lượng “mồ hôi” đổ ra nhà.
Cách tốt nhất là ngay từ khâu xây dựng các gia chủ nên chú ý đến biện pháp chống nồm cho nhà ở, có thể sử dụng một hoặc hai lớp gạch lỗ bên dưới lớp mặt sàn hoặc trải một lớp cát vàng, xỉ than trước khi lát gạch. Ngoài ra, dùng những vật liệu xốp, chống ẩm cũng là phương pháp chống nồm hiệu quả.
Cách khắc phục khi nhà bị nồm
Khi nhà đã bị nồm ta chỉ có thể tìm những biện pháp khắc phụ, giảm nhẹ hiện tượng Nồm chứ không loại bỏ hoàn toàn được. Cách đơn giản nhất là hạ điểm sơng của không khí trong nhà, tức nếu biết độ ẩm không khí tăng cao nên đóng kín cửa, bịt các kẽ hở để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nhiều người cho rằng mở cửa đón gió vào sẽ làm cho nhà khô và thoáng hơn nhưng trên thực thế gió mang theo hơi nước, mang không khí ẩm vào nhà và độ ướt của nhà càng cao.
Có thể hạn chế nồm ẩm bằng cách:
- Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều, hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng cao.
- Khi đã bị không khí ẩm vào nhà rồi, ngoài việc đóng kín cửa, nên dùng thêm biện pháp cưỡng bức là mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm.
- Muốn tránh ồm ẩm, khi xây nhà ở mới, nên dùng các loại vật liệu xốp, thô mộc truyền thống.
- Với các trang thiết bị điện tử, điện thoại khi trời ẩm nên làm nóng máy để bốc hơi nước hoặc dùng máy sấy để sấy khô. Với máy tính, ti vi, hãy mở liên tục để chống ẩm cho chân bóng, màn hình. Với máy photocopy, nên dùng máy sấy xì vào các núm điều khiển. Các loại máy móc khác như máy ảnh cần đặt thêm gói hút ẩm để không bị mốc ống kính.
Một phương pháp hiệu quả khác để chống nồm là dùng các giải pháp cấu tạo thích hợp để giải quyết kỹ yêu cầu cách nhiệt nhằm nâng nhiệt độ mặt sàn cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí một cách nhanh chóng, tức thời, đồng thời cách lượng nước được mao dẫn từ lòng đất lên, thoát được nước ngưng tụ trong kết cấu sàn. Có thể tham khảo một số giải pháp như sau:
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 - 300 mm, có thêm lớp bi tum cao su, xi măng - cát vàng cách nước ngưng tụ, do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt dày 100 - 200 mm
- Mặt sàn bê tông lưới thép mặt Granito 400 x 400 x 20 mm có thêm chân cao 20 mm tạo thành lớp không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
- Mặt sàn bằng gỗ lim (hoặc gỗ dán, paket…) được đặt trên dầm gỗ cao 20 mm tạo thành kênh không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp polystirol cường độ cao có γ = 35 - 50 kg/m3, dày 20 mm, có 2 lớp cách nước bằng bi tum cao su.
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt hỗn hợp: một lớp gạch xốp cách nhiệt γ = 400 - 700kg/m3; λ = 0,08 : 0, 13 kcal/m.h. 0C; dày 20 mm và mọt lớp Polystirol cường độ cao γ = 35 - 50 kg/m3; dày 15 mm, giữa các lớp là keo dán; có một lớp cách nước bằng bitum cao su.
- Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400 x 400 x 20 mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt có γ = 700 - 900 kg/m3; λ = 0,15 - 0,19 kcal/m.h.0C, dày 100 mm.
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3; độ rỗng > 48%; kích thước 300 x 200 x 105 mm; cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi măng - cát vàng, mác > 75, dày 400 mm và lớp bi tum cao su.
Trên lớp đất nện, dưới lớp bêtông gạch đá có thể thêm lớp cát khô đẫm kỹ dày > 100 mm hoặc đá cuội làm lớp đệm của nền để thoát hết nước. Khi thi công chỗ tiếp giáp giữa mặt sàn và tường cần vén thêm lớp xi măng - cát vàng mác cao, hoặc một phần viên gạch lát sàn (cao 100 mm), hoặc lớp sơn bi tum cao su để cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên ngấm vào kết cấu sàn, tường.
Biện pháp dân gian giúp phòng chống nồm
Dân gian có một số biện pháp chống nồm như lót nền bằng bao xi măng, đổ xỉ than… xử lý nồm khi xây dựng, nhưng vẫn không chống được nồm bởi độ ẩm theo không khí vào nhà.
Biện pháp dùng vôi để ở góc nhà ít có tác dụng và chỉ giải quyết được trong phạm vi nhỏ.