Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi
Những chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Các nhóm chất cần thiết cho trẻ
Giai đoạn 2-6 tuổi là thời điểm chuyển tiếp quan trọng sang độ tuổi học đường. Có 3 điều mà cha mẹ nên quan tâm: trẻ phát triển hành vi ăn uống, tăng trưởng thể chất, phát triển não bộ.
Cụ thể, trẻ sẽ phát triển một số hành vi như lựa chọn thực phẩm như thích hay không thích, thậm chí không quan tâm. Các em cũng thích làm chủ trong bữa ăn, rõ rệt nhất khi 3-5 tuổi; thích món mới, lạ và vui (đặc biệt ở 4-6 tuổi).
Trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo từng độ tuổi.
Về thể chất, mức tăng trưởng của trẻ sẽ có xu hướng ổn định. Ví dụ như trước đó trẻ bụ bẫm thì độ tuổi này sẽ gọn hơn. Điều này cũng gây cho nhiều cha mẹ có tâm lý sợ con bị ốm hay tăng cân không đủ. Thực tế, trẻ vẫn tăng trưởng, chỉ là điều chỉnh để khỏe mạnh hơn. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy béo phì sau 2 tuổi có liên quan đến béo phì ở độ tuổi trưởng thành. Tốt nhất là trẻ cần tăng trưởng khỏe mạnh và đầy đủ, hơn là nhìn bụ bẫm dễ thương. 4-6 tuổi, trẻ có một đợt tăng trưởng nhanh để giúp trẻ bước sang độ tuổi đi học, dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng quan trọng.
Giai đoạn 2-6 tuổi, trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhận thức và tư duy. Ngôn ngữ cũng phát triển nhanh, nên nếu muốn để trẻ học ngoại ngữ, cha mẹ có thể cho bé làm quen khi 3-4 tuổi.
Để đáp ứng nhu cầu cho các sự phát triển trên, cần chú ý các nhóm chất quan trọng, gồm: đạm, chất béo omega-3 từ cá, bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn và rau củ quả vì nó giúp trẻ phát triển não bộ, miễn dịch. Nhóm dầu rất cần thiết cho hoạt động trí não. Khuyến khích dùng những dầu có chất béo bão hòa thấp như như dầu oliu, dầu hướng dương.
Hạn chế các sản phẩm thức ăn nhanh như gà rán hay bánh hamburger. Tránh cho bé ăn bánh kẹo, nước ngọt, bánh snack vì dễ gây "nghiện". Những thực phẩm này còn có thể làm trẻ no giữa các bữa ăn; chứa đường, chất béo không tốt, nhiều chất phụ gia khác...
Quan trọng