Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách
Chúng ta thường cất trữ thức ăn trong tủ lạnh, cả thức ăn còn thừa và những thức ăn chưa sử dụng đến nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản đúng. Vậy từng vị trí tốt để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là gì? Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh thế nào là đúng?
Vị trí nơi để thức ăn đúng
Kệ trên cùng và kệ giữa
Kệ trên cùng của ngăn mát là khu vực có nhiệt độ cao nhất, vô cùng lý tưởng để bảo quản thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm từ sữa. Thịt đã nấu chín và thức ăn thừa nên đặt vào kệ giữa.
Kệ đáy
Là nơi có nhiệt độ thấp nhất trong ngăn mát nên được dùng để bảo quản thịt, cá sống và phải bọc kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy. Ngoài ra lưu trữ thịt, cá tại đây cũng tránh trường hợp trái cây chín và nhỏ giọt lên đồ ăn.
Trứng, bơ, gia vị, các loại mứt, nước trái cây nên được cất trữ tại cửa tủ lạnh.
Hộc đựng rau quả
Thích hợp để giữ tươi rau và trái cây. Ở một số loại tủ lạnh, hộc đựng rau quả có thêm chức năng điều khiển độ ẩm giúp các loại rau như rau diếp, bông cải xanh, các loại đậu, cà rốt, rau ăn lá..có thể tươi lâu hơn.
Cửa tủ lạnh
Nhiệt độ ở cửa tủ lạnh thường không ổn định vì hay tiếp xúc với không khí bên ngoài mỗi khi đóng mở cửa. Trứng, bơ, gia vị, các loại mứt, nước trái cây nên được cất trữ tại đây.
Mẹo cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh
– Luôn giữ nhiệt độ dưới 5oC.
– Thức ăn chế biến xong nên để bên ngoài một khoảng thời gian nhất định trước khi cho vào tủ lạnh.
– Nên đặt trứng vào vỉ trước khi cho vào tủ lạnh.
– Khi tổ chức tiệc, liên hoan, nên bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh trong thời gian chờ khách mời đến.
– Không cho thực phẩm đóng hộp đã mở nắp vào tủ lạnh để tránh thức ăn bị nhiễm kim loại. Chuyển thực phẩm sang hộp khác có nắp đậy.
– Thức ăn thừa nên được bảo quản trong vòng 90 phút và sử dụng lại trong vòng 2 ngày.
Không cho thực phẩm đóng hộp đã mở nắp vào tủ lạnh để tránh thức ăn bị nhiễm kim loại, nên huyển thực phẩm sang hộp khác có nắp đậy.
Mẹo phân biệt thức ăn trữ trong tủ lạnh
Thế nào là “Sử dụng đến ngày”
Cụm từ “Sử dụng đến ngày” thường dùng cho những sản phẩm dễ hư hỏng như sữa, pho mát, thịt. Nên sử dụng trước ngày này vì sau đó sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cố ý sử dụng thực phẩm đã quá ngày quy định, sẽ có nguy cơ ngộ độc.
Thế nào là “Sử dụng tốt nhất đến ngày”
“Sử dụng tốt nhất đến ngày” thường thấy trên những thực phẩm có thể để được lâu. Mức này để chỉ ngày cuối cùng mà sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất, sau đó giá trị của nó sẽ giảm dần. Người tiêu dùng có thể tránh ăn các thực phẩm quá hạn.