Thay vì thúc ép, 9 cách cực đơn giản này giúp bé ăn ngon, tăng cân tốt
Dỗ dành, thúc ép, thậm chí quát mắng là cách không ít ba mẹ cho bé ăn. Tuy nhiên, việc ép con ăn lại lợi ít hại nhiều. Vậy làm cách nào để giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt mà tăng cân đều đặn?
Ép con ăn: Lợi ít hại nhiều
Sợ con đói, lo con còi cọc, ốm yếu… bởi vậy mà không ít bậc cha mẹ thường phải ép con ăn mà không tôn trọng quyền ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, mẹ có biết, việc ép con ăn thực chất tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức mà lại vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ sau này:
- Ép ăn khiến trẻ càng biếng ăn hơn bởi trẻ có nguy cơ bị rối loan ăn uống
- Ảnh hưởng đến tâm lý trẻ sau này: Sinh ra tính cách mặc cả với cha mẹ, khiến trẻ dễ trở thành người hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng bạo lực, hung hăng
- Quan hệ gia đình trở nên căng thẳng, tăng nguy cơ bạo lực về lời nói và hành vi đối với trẻ
- Trẻ không phân biệt no – đói
- Thừa cân: Ép con ăn nhiều khiến lượng lipid trong máu cao, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…
- Trẻ hay gặp vấn đề về răng miệng, tiêu hóa: Khi ép ăn, trẻ thường nuối chửng, cơ hàm thường không được sử dụng để nhai nên không được phát triển, trẻ dễ bị mắc các vấn đề răng miệng sau này. Bên cạnh đó, trẻ rất dễ bị nôn ọe khi ăn thức ăn cứng nên hệ tiêu hóa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ép con ăn lợi ít hại nhiều
Giúp ăn ăn ngon miệng với 9 cách đơn giản tự nhiên
Việc thúc ép con ăn không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn vô tình “làm hại” con. Vậy làm thế nào để giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt? Những mẹo giúp bé ăn ngon tự nhiên, cực đơn giản dưới đây sẽ là “bí quyết” dành riêng cho mẹ:
Cách 1: Sáng tạo với món ăn
Những món ăn lặp lại thường xuyên khiến bé cảm thấy nhàm chán và đơn điệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Thay vào đó, mẹ có thể thử sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Tuy có thể hơi tốn thời gian hơn cách làm thông thường nhưng chúng mang lại hiệu quả bất ngờ đấy mẹ nhé.
Bé sẽ đặc biệt thích những món ăn được trang trí dễ thương với những hình động vật, hoa lá ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, mỗi đĩa thức ăn như vậy mẹ nên căn lượng thức ăn vừa phải, không quá ít cung không quá nhiều. Lúc này, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với thực đơn sáng tạo của mẹ, mong chờ đến bữa cơm tiếp theo xem được ăn những món nào nữa đó.
Cách 2: Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi ăn
Một trong những yếu tốt quyết định đến việc tiêu hóa cũng như hấp thụ của bé chính là tư thế ngồi khi ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt nhất, mẹ nên chọn một chiếc ghế ngồi thẳng lưng, có phần dựa phía sau. Ghế trẻ ngồi phải ngang tầm với vị trí ăn để việc ăn uống cua bé dễ dàng.
Một chiếc ghế ngồi ăn phù hợp sẽ giúp cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa giãn nở tối đa, thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thu, tránh cho trẻ tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Rất có thể, ban đầu bé sẽ cảm thấy khó chịu khi phải ngồi đúng tư thế, nhưng sau khi quen dần, hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Cách 3: Cho bé ăn nên biết điểm dừng
Ép buộc bé ăn quá nhiều trong một bữa là điều không được khuyến khích. Mẹ không nên bắt ép trẻ ăn khi trẻ đã có dấu hiệu muốn ngừng bữa như lắc đầu, mím môi. Việc cố ép trẻ ăn nốt một miếng bột hay uống nốt nước sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể. Nếu mẹ nào đang mắc phải sai lầm này, hãy điều chỉnh lại cách cho con ăn và ghi nhớ rằng, nhu cầu về thức ăn của mỗi trẻ là khác nhau.
Cách 4: Bữa ăn tập trung, không có đồ chơi, tivi hoặc điện thoại
Để dỗ bé ăn nhiều và nhanh hơn, không ít cha mẹ vừa cho bé sử dụng đồ chơi, xem tivi hay điện thoại vừa cho ăn. Mặc dù cách này khiến bé ăn nhanh hơn, nhiều hơn nhưng lại gây nên hậu quả vô cùng nặng nề sau này. Xem tivi hay nghịch đồ chơi khiến cho trẻ bị phân tâm khỏi bữa ăn, nhiều trẻ sẽ ngậm thức ăn rất lâu hoặc nuốt chửng mà không nhai. Điều này đặc biệt gây hại cho dạ dày của bé. Nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vệc tập trung vào chơi và xem khiến trẻ không cảm nhận được hương vị của thức ăn, ăn ngon ngon miệng dẫn đến cảm giác chán ăn.
Cách 5: Đừng “nuông chiều” trẻ bằng những món ăn vặt
Đồng ý rằng quà vặt không phải lúc nào cũng xấu. Nhưng thay vì cho trẻ ăn những món ăn vặt có hại cho sức khỏe như bim bim hay bánh kẹo ngọt, mẹ có thể cho bé uống sữa, nước hoa quả tươi…. Những món ăn vặt này không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé mà còn giúp bé phòng ngừa được chứng táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thời gian ăn vặt cũng cần được điều chỉnh khoa học. Mẹ không nên cho bé ăn vặt trước mỗi bữa chính, bởi điều này khiến trẻ cảm giác no và không muốn ăn. Tốt nhất, mẹ nên cho ăn cách bữa chính ít nhất từ 2 – 3 giờ đồng hồ.
Cách 6: Hãy dạy trẻ cách “tự lập” trong ăn uống
Khi bé còn quá nhỏ, mẹ có thể đút cho bé ăn. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn hơn, mẹ nên bắt đầu cho bé học cách “tự lập’ trong ăn uống. Ban đầu trẻ có thể loay hoay tự ăn. Trẻ có thể bôi bẩn lên mặt mũi, quần áo nhưng sẽ học được cách chủ động và tập trung vào món ăn, biết cảm nhận được mùi vị, màu sắc từ đó giúp bé ăn ngon miệng hơn. Để tạo thêm hứng thú cho bé trong bữa ăn, mẹ có thể đặt thức ăn vào các khay chén, đĩa có hình nhân vật hoạt hình dễ thương.
Cách 7: Cùng bé chơi trò làm bếp
Hãy cho bé cùng vào bếp, cùng tham gia nấu nướng với mẹ. Với cách này, mẹ sẽ gợi được sự thích thú của bé với bữa ăn, thậm chí nhiều bé còn chủ động mang bát đĩa, xoong nồi ra xin mẹ thêm thức ăn. Mẹ có thể mua những vật dụng làm bếp với kích thước nhỏ cho bé chơi làm bếp, cho trẻ phụ mẹ nhặt rau, vo gạo thậm chí đựng thức ăn đã nấu chín ra dụng cụ làm bếp đồ chơi đảm bảo trẻ sẽ rất hứng thú đấy mẹ ạ.
Cách 8: Chơi thể thao hàng ngày
Một trong những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn và tăng cân hiệu quả đó là khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao hàng ngày. Mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao như: bóng rổi, bơi lội… để đốt chát năng lượng, tạo ra nhu cầu ăn tự nhiên cho trẻ.