Nhiệt miệng hay còn gọi là đẹn miệng gây đau đớn, khó chịu. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống hay thậm chí là bú mẹ của trẻ. Nếu không được xử lý đúng cách, nhiệt miệng có thể khiến con quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú dẫn tới sụt cân. Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả là vô cùng cần thiết. Vậy trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và làm thế nào để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ. Từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Theo các chuyên gia thì nhiệt miệng có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:
- Tổn thương, trầy xước trong miệng có thể dẫn tới nhiệt miệng. Thường xuất hiện ở những trẻ mới mọc răng và tập ăn dặm, quá trình ăn nhai chưa quen nên dễ khiến khoang miệng bị tổn thương.
- Khẩu phần ăn của mẹ chứa nhiều đồ cay nóng, chất lượng sữa cũng bị ảnh hưởng. Khi bú phải sữa mẹ cơ thể bé bị ảnh hưởng và khả năng bị nhiệt miệng là rất cao.
- Cơ thể thiếu sắt, kẽm, folic và các loại vitamin nhóm B. Khi rơi vào trường hợp này trẻ không những thường xuyên bị nhiệt miệng mà còn dễ viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
- Mắc bệnh tay chân miệng
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh phục hồi?
Khi trẻ bị nhiệt miêng, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm đã có thể tự tiêu hóa thức ăn trực tiếp mà không cần thông qua sữa mẹ. Những loại thực phẩm mà trẻ nạp vào cơ thể lúc này đều có thể khiến nhiệt miệng nghiêm trọng hoặc thuyên giảm. Sau đây là một số món ăn giúp bé nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghi ngờ khi nghe nói cà chua có thể điều trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, đó lại là sự thật. Trong Đông y, cà chua có tính mát, giúp giải nhiệt vô cùng hiệu quả. Khi bị nhiệt miệng, hãy chọn cà chua chín mọng, cắt lát, loại bỏ hạt rồi cho bé ăn trực tiếp mà không cần nấu chín hay chế biến. Nếu khó ăn, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống. Bên cạnh đó, các loại vitamin có trong cà chua còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiệt miệng có thể quay trở lại.
Đây là ứng viên số 1 trong việc thanh nhiệt cơ thể, bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món khác nhau nhưng đơn giản và phổ biến nhất là nấu canh với tôm hoặc thịt bằm. Với những bé đang bắt đầu ăn dặm thì đây là một món canh vô cùng bổ dưỡng, vừa giải nhiệt vừa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Rau má cũng có thể nấu canh giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Nếu bé không thích mùi hăng của rau má bạn có thể xay nhuyễn, lấy nước cho thêm ít đường và cho bé uống.
Chúng ta vẫn thường biết đến cá chép với chức năng lợi sữa, tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thịt cá chép cũng có công dụng đẩy lùi nhiệt miệng. Theo Đông y, cá chép có vị ngọt, tính hàn. Giúp thải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Do đó, khi bé bị nhiệt miệng các mẹ đừng quên cho bé ăn cá chép nhé.
Ngoài các loại thực phẩm thì các mẹo trị nhiệt miệng của dân gian cũng vô cùng hiệu quả. Trong đó cỏ mực được xem là bài thuốc đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.
Cỏ mực là loại cỏ quen thuộc, thường mọc dại rất nhiều ở khu vực nông thôn. Nếu không may bé cưng nhà bạn bị nhiệt miệng, hãy tìm hái vài lá cỏ mực già, rửa sạch rồi giả nhuyễn. Dùng gạc y tế thấm nước cỏ mực rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng nhiệt miệng. Thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, khoảng 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Nếu áp dụng tất cả các cách trên mà bạn vẫn không thấy hiệu quả, bố mẹ hãy đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã biết trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh phục hồi rồi đúng không nào?