Sinh ra tại một vùng đất Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 50km. Bắc Giang chiếm phần
lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của
Kinh Bắc , là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ. Cô giáo Nguyễn Ngọc Anh
sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, đam mê với nghề Sư phạm, cô
Nguyễn Ngọc Anh ngay từ nhỏ đã là một “cô giáo” cho lũ trẻ trong làng. Đâu những buổi chiều nắng
tắt sau buổi hoàng hôn, bên ven sông, dưới rặng dừa xanh ngát, gió thổi mát rượi, ê a
tiếng lũ trò đọc bài mà không ai khác chính là cô Ngọc Anh, cô Ngọc Anh đang say
sưa truyền cảm hứng cho chúng. Đâu những buổi học tại mái trường đã gắn với tuổi ấu
thơ, nơi đó luôn rúc rích tiếng cười, tiếng nói, tiếng lũ bạn hỏi cô bài: “Này, Ngọc Anh
ơi, lát hướng dẫn tớ học mấy bài Văn để ôn thi nhé!”, “Ngọc Anh ơi, cậu sắp thi học
sinh giỏi môn Văn à? Chúc mừng cậu nhé! Cố lên”… Nhiệt huyết, đam mê nơi trái tim
ấy – nghề dạy học yêu quí! Sau những năm miệt mài đèn sách, sau những tháng ngày
“bên ánh đèn khuya, em đã thức bao đêm”, cô thiếu nữ năm nao tại miền quê của tỉnh
Bắc Giang ấy đã về công tác tại trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà
Nội. Với lòng yêu nghề sâu sắc, “bông hoa” ấy đã tỏa cho đời hương thơm của những
tiết dạy lí thú, bổ ích. Không chỉ là những hoạt động thi giáo viên giỏi cấp quận, cấp
Thành phố, không chỉ là những hoạt động hội giảng, hoạt động chuyên đề mà ngay cả
những hoạt động học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ
nhàng, truyền cảm, những cách tiếp cận bài giảng một cách đơn giản, đồng thời cũng
khơi gợi để các em tìm hiểu sâu hơn nữa.
Cũng tại mái trường này, cô còn là người thầy “đặc biệt”, bởi cô không những phải
làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao
trách nhiệm nặng nề nữa. Cô là một giáo viên giỏi, người giáo có “tâm”- là chiếc cầu
nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa cácgiáo viên bộ môn với
học sinh… Trong nhiều tình huống, cô còn là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ
dựa tinh thần của học sinh. Quả đúng là nếu chúng ta không có cái tâm, không có tấm
lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật lòng, có lẽ người giáo viên
như cô không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và
“không tên” đòi hỏi người giáo viên phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà
người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho
những giáo viên tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là phần thưởng quí giá nhất
dành cho những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh – cô giáo Nguyễn Ngọc
Anh.Người quản lí có duyên với việc khó.
Nếu không kể tới vai trò của cô trong công tác của người giáo viên trường mầm
non Hoa Sữa, trong công tác của một phó Hiệu trưởng trường CLC KĐT Sài Đồng thì
“người ta”, ai cũng biết tới cô với lòng ngưỡng mộ vô cùng kể từ khi cô được điều
động về làm Hiệu trưởng của trường MN Gia Quất, quận LongBiên, thành phố Hà Nội
– tháng 6/2018.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu gặp cô, khuôn mặt hiền từ, nước da
trắng ngần và ấn tượng nhất là bởi nụ cười, nụ cười thật đôn hậu, nụ cười xóatan
khoảng cách giữa “Sếp” và nhân viên.Về với trường của chúng tôi để công tác, để đảm
nhận chức vụ lãnh đạo của người đứng đầu, khỏi phải nói, chúng tôi cũng biết cô sẽ
gặp khó khăn thế nào.Làm thế nào để thu hút học sinh đây, làm thế nào để tạo dựng
được sự tin tưởng để phụ huynh gửi gắm con cái trong khi xung quanh, bước ra khỏi
cổng trường thôi là có biết bao trường có tên có tuổi.Thế mà, người quản lí ấy không
hề “nản” dẫu biết rằng đây thực sự là khó khăn lớn đối với nữ hiệu trưởng mới. Nhưng
rất nhanh chóng, cô đã quyết định được vấn đề then chốt giúp thay đổi hình ảnh
nhà trường; học sinh quay lại trường học đúng tuyến, đó là: phải
tham mưu tích cực, hiệu quả với địa phương cũng như các cơ quan, ban, ngành của
quận trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; củng cố, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên…
Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, giờ đây, chúng tôi đã thấy nụ cười trên môi của
cô.Trường MN Gia Quất, học sinh đã đông lên, chất lượng dạy và học trong nhà
trường được nâng cao, năm nào trường cũng có giáo viên giỏi cấp quận đạt giải, học
sinh ngoan. Trường đã đạt được đón bằng công nhận "Trường chuẩn Quốc Gia cấp độ I"
Trường là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, là nơi chắp cánh ước
mơ của biết bao thế hệ trẻ. Có lẽ người giáo viên, người quản lí với biết bao nhiêu năm
đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, SKKN cấp Thành phố.
Hôm nay, khi nền giáo dục của nước nhà, của Thủ đô đang ngày một khởi sắc, chúng
tôi bỗng cảm thấy vui hơn, ấm áp hơn khi đã được sống, được làm việc bên cạnh
những con người đầy nhiệt huyết với nghề như vậy. Tự hứa với lòng sẽ cố gắng, cố
gắng hơn để vườn hoa giáo dục luôn tỏa hương thơm ngát. Mai đây dù có điđâu vẫn
mãi nhớ về mái trường thân yêu, nhớ về người quản lí gần gũi, thân thương mà cũng
rất đáng quí, đáng trọng ấy!
Người viết
Phạm Thị Hoa Mai